ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN BẰNG PHẪU THUẬT TÁN SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ TẠI BIỆNH VIỆN XUYÊN Á 2021-2022

Huỳnh Nguyễn Trường Vinh1,, Nguyễn Vĩnh Bình1, Phan Đức Hữu1, Cao Vĩnh Duy1, Võ Đình Bão1, Mai Hoàng Khoa1, Lê Minh1, Phạm Hùng Kiên1, Mai Anh Tuấn 1
1 Bệnh viện Xuyên Á

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ ngày càng được áp dụng rộng rãi, dần thay thế mổ mở kinh điển trong điều trị sỏi thận. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá độ an toàn, hiệu quả của phẫu thuật tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Xuyên Á. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang tiến cứu. Chọn tất cả bệnh nhân sỏi thận kích thước ≥ 20mm tại Bệnh viện Xuyên Á, thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu, đồng ý tham gia nghiên cứu. Kết quả: Trong thời gian 03/2021 đến 03/2022, có 38 trường hợp sỏi thận được phẫu thuật mini-PCNL, 20 nam-18 nữ, tuổi trung bình 52,6±10,2 tuổi (28-77). 84,2% nhập viện vì đau hông lưng. 57,9% sỏi nhóm GSS 1. Kích thước sỏi trung bình 28,5 ± 10,5 mm (20-55). Tất cả đều chọc dò vào đài dưới. Thời gian phẫu thuật trung bình 86,3±14,1 phút (60-130). Không ghi nhận tai biến trong mổ. 3 trường hợp biến chứng sau mổ (7,8%). 92,1% được rút ống dẫn lưu thận vào ngày hậu phẫu thứ 2-3. Thời gian hậu phẫu trung bình là 6,2±2,5 ngày (3-14). Thời gian nằm viện trung bình 12,9±5,4 ngày (6-29). Tỉ lệ sạch sỏi sớm sau mổ là 57,9%. Kết luận: Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ là phương pháp xâm lấn tối thiểu điều trị sỏi thận an toàn và hiệu quả tương đối. Thực hiện được nếu trang bị dụng cụ đầy đủ và nắm vững kỹ thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dương Thế Anh (2018), "Kết quả phẫu thuât nội soi lấy sỏi thận qua da tại bênh viện đa khoa Bình Dương", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. Tập 22 số 4, tr.62-66.
2. Nguyễn Lê Quý Đông (2018), "Đánh giá kết quả phẫu thuật lấy sỏi qua da tư thế nằm ngửa: 12 trường hợp đầu tiên tại bệnh viện Bình Dân", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 22 số 4, tr.258-263.
3. Nguyễn Mạnh Hùng (2018), "Đánh giá kết quả ban đầu lấy sỏi qua da đường hầm nhỏ trong điều trị sỏi thận tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 22 số 4, tr.78-83.
4. Tô Minh Hùng (2018), "Đánh giá kết quả bước đầu lấy sỏi thận qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 22 số 4, tr.31-37.
5. Dương Thế Anh, Đặng Công Bắc và Trần Thị Thu Phương (2018), "Kết quả phẫu thuật nội soi lấy sỏi thận qua da tại Bệnh viện Đa khoa Bình Dương", Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. Tập 22 số 4, tr.62 - 67.
6. Tô Minh Hùng và các cộng sự. (2018), "Đánh giá kết quả bước đầu lấy sỏi thận qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Lào Cai", Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. Tập 22, số 4, tr.31-37.
7. Ngô Gia Hy (1980), "Sỏi cơ quan niệu", Niệu học, Nhà xuất bản Y học tr. 50 - 146.
8. Lê Ngọc Huy, Trần Văn Hinh và Nguyễn Quang Vinh (2017), "Đánh giá kết quả sớm của phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ điều trị sỏi thận", Tạp chí Y học Việt Nam tập 481, tr.229 - 235.
9. I. Fernstrom and B. Johansson (1976), "Percutaneous pyelolithotomy. A new extraction technique", Scand J Urol Nephrol. 10(3), pp.257-9.
10. D. D. Holst et al. (2021), "Minimally Invasive Percutaneous Nephrolithotomy: Initial North American Experience", J Endourol. 35(5), pp.596-600.
11. Marshall L. Stoller (2020), "Urinary Stone Disease", Smith’s General Urology, pp. 259 -291.
12. Y. Ruhayel et al (2017), "Tract Sizes in Miniaturized Percutaneous Nephrolithotomy: A Systematic Review from the European Association of Urology Urolithiasis Guidelines Panel", Eur Urol. 72(2), pp.220-235.
13. C. Türk et al (2019), "EAU guidelines on Urolithiasis", European Association of Urology Guidelines - 2019 edition, pp.21 - 29.