TÌNH HÌNH TRẦM CẢM SAU SINH Ở SẢN PHỤ CÓ THAI KỲ NGUY CƠ CAO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Dương Mỹ Linh1,, Thạch Hào1, Bùi Quang Nghĩa1, Hứa Kim Chi1, Nguyễn Thị Thư1, Phan Nữ Hồng Bảo Linh1, Ngô Thị Thúy Hằng1, Phan Thị Ánh Nguyệt1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh đặc biệt là ở thai kỳ nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất và tinh thần của mẹ và trẻ, thậm chí nguy hiểm đến cả tính mạng của mẹ lẫn con. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ trầm cảm sau sinh và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh ở sản phụ có thai kỳ nguy cơ cao tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2019-2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 452 sản phụ tại khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Các sản phụ được khám và đánh giá thai kỳ nguy cơ cao và được phỏng vấn vào ngày ra viện theo thang điểm Becks. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm ở sản phụ có thai kỳ nguy cơ cao là 19,03%; mức độ nhẹ 68,6%; mức độ vừa 29,1%; mức độ nặng 2,3%; một số yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm ở sản phụ có thai kỳ nguy cơ cao là: Tình trạng kinh tế nghèo với OR=3,2 (KTC 95%: 3,0-5,8); thành thị (OR=2,1; KTC 95%: 1,2-4,9); áp lực công việc (OR =3,4; KTC 95%: 1,5-5,3). Kết luận: Trầm cảm ở thai kỳ nguy cơ cao có tỷ lệ cao và nguy cơ tăng lên khi càng có nhiều áp lực về công việc, kinh tế nghèo, thành thị. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Mai Hạnh (2005), Yếu tố nguy cơ của trầm cảm sau sinh tại bệnh viện Từ Dũ. Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Thanh Hiệp và Lê Minh Nguyệt (2007), Tình trạng trầm cảm sau sinh ở những thai phụ có thai kỳ nguy cơ cao đến khám tại bệnh viện Từ Dũ. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 14 (2), tr.69-74.
3. Dương Thị Kim Hoa (2014), Nghiên cứu tình hình rối loạn trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở phụ nữ có chồng tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Dược Huế.
4. Lương Bạch Lan và Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2009), Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh ở bà mẹ có trẻ gửi dưỡng nhi tại bệnh viện Hùng Vương. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, (13), tr.1-5.
5. Đặng Thị Thùy Mỹ (2018), Dấu hiệu trầm cảm sau sinh của các bà mẹ tại bệnh viện sản nhi Trà Vinh. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 22 (5), tr.110-113.
6. Nguyễn Thị Thảo Tâm (2019), Trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tháng tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Y học, 23 (5), tr.268-274.
7. Nguyễn Thị Thìn (2018), Nghiên cứu tỷ lệ trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở các bà mẹ tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.
8. Nguyễn Thị Kim Thúy, Dương Mỹ Linh (2017), Nghiên cứu tình hình trầm cảm và các yếu tố liên quan ở thai phụ có thai kỳ nguy cơ cao tại bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ. Tạp chí Y Dược Cần Thơ, (11), tr. 256-262
9. Đinh Thị Tố Trinh (2003), Tỷ lệ trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan. Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
10. Aron T. Beck (1996), Beck Depression Inventory, The psychological corporation, pp. 1-5.
11. Jitendra Kumar Kushwaha (2016), Beck Depression Inventory: Hindi Translation and Psychometric properties for the Students of Higher Education. Journal of Research in Humanities and Social Science, 4(9), pp.39-49.
12. Nancy Byatt, et al. (2014), Depression and anxiety among high-risk obstetric inpatients. Gen Hosp Psychiatry, 35(2), pp.112-116.
13. World Health Organization (2017), Depression and Other Common Mental Disorders. WHO, pp.4-14.