MỐI LIÊN QUAN GIỮA THAY ĐỔI HPV-DNA VỚI TẾ BÀO HỌC CỔ TỬ CUNG Ở PHỤ NỮ THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2013-2020

Dương Mỹ Linh1,, Bùi Quang Nghĩa1, Trần Ngọc Dung1, Phạm Thị Tâm1, Trương Quỳnh Trang 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các tổn thương tại cổ tử cung có sự thay đổi theo thời gian và sự thay đổi này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó có tình trạng thay đổi HPV-DNA theo thời gian. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mối liên quan giữa thay đổi HPV-DNA và tế bào học cổ tử cung ở phụ nữ thành phố Cần Thơ giai đoạn 2013- 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ trên 213 phụ nữ tại 9 quận/ huyện thành phố Cần Thơ. Các phụ nữ được phỏng vấn và làm xét nghiệm HPV-DNA, PAP, VIA và mô bệnh học ở hai thời điểm năm 2013 và năm 2020. Sau đó, xác định sự thay đổi của các kết quả xét nghiệm theo chiều hướng xấu (từ âm tính năm 2013 chuyển thành dương tính năm 2020) và tìm ra mối liên quan của chúng. Kết quả: Thay đổi HPV-DNA theo chiều hướng xấu làm tăng nguy cơ thay đổi VIA theo chiều hướng xấu gấp 2,9 lần với khoảng tin cậy 95%: 1,4 – 5,9; thay đổi HPV-DNA theo chiều hướng xấu không làm tăng nguy cơ thay đổi PAP, mô bệnh học theo chiều hướng xấu. Nhưng phụ nữ nhiễm HPV kéo dài làm tăng nguy cơ thay đổi mô bệnh học theo chiều hướng xấu gấp 16,5 lần với khoảng tin cậy 95%: 1,6 – 175. Kết luận: Thay đổi HPV-DNA làm tăng nguy cơ thay đổi VIA.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2019), Hướng dẫn dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung. Ban hành kèm theo Quyết định số 2402/QĐ-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Trần Ngọc Dung và cộng sự (2016), Nghiên cứu tình hình nhiễm HPV ở phụ nữ thành phố Cần Thơ bằng kỹ thuật PCR. Sở Khoa học - Công nghệ thành phố Cần Thơ.
3. Trương Quang Vinh (2010), Nghiên cứu nhiễm Human papilloma virus ở các phụ nữ có các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung. Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
4. Andreas C Chrysostomou, Dora C. Stylianou, Anastasia Constantinidou and Leondios G. Kostrikis (2018), Cervical Cancer Screening Programs in Europe: The Transition Towards HPV Vaccination and Population-Based HPV Testing. Viruses, 729 (10), pp.1-35.
5. Bigras G and F de Marval (2005), The probability for a Pap test to be abnormal is directly proportional to HPV viral load: results from a Swiss study comparing HPV testing and liquid based cytology to detect cervical cancer precursors in 13.842 women. British Journal of Cancer, 93, pp.575-581.
6. Dai Zhang, Ting Li, Lei Chen et al. (2017), Epidemiological investigation of the relationship between common lower genital tract infections and high-risk human papillomavirus infections among women in Beijing, China. Plos One, pp.1 - 11.
7. Elkanah Omenge Orang’o et al. (2020), Novel concepts in cervical cancer screening: a comparison of VIA, HPV DNA test and p16INK4a/Ki-67 dual stain cytology in Western Kenya. Infectious Agents and Cancer, 15 (57), pp.1 - 10.
8. Haijuan Gao (2015), Exploring knowledge and beliefs of human papillomavirus (HPV) infection and HPV vaccination among U.S. chinese international students. A thesis of Doctor of Philosophy, Purdue University West Lafayette, Indiana.
9. Joel Fokom Domgue, Christophe Combescure, Victorie Fokom Defo et al. (2015), Performance of alternative strategies for primary cervical cancer screening in sub- Saharan Africa: systematic review and meta- analysis of diagnostic test accuracy studies. BMJ, pp.379 - 384.
10. Johnson Katanga, Susanne K Kjaer, Rachel Manongi et al. (2019), Performance of care HPV, hybrid capture 2 and visual inspection with acetic acid for detection of high-grade cervical lesion in Tanzania: A cross-sectional study. Plos One, pp.1 - 13.
11. Joseph P Connor and Ellen M Hartenbach (2004), Treatment of cervical entraepithelial neoplasia. Gynecology & Obstetrics, Chapter 3, 4, University of Wisconsin Medical School.
12. Ming-Jun Maa, Ya-Nan Wanga, Jing-Fen Zhu et al. (2021), Characterization of HPV subtypes not covered by the nine-valent vaccine in patients with CIN 2-3 and cervical squamous cell carcinoma. Current Problems in Cancer, Elsevier, pp.1-10.
13. Sang-Soo Seo, Hea Young Oh, Mi Kyung Kim et al. (2019), Combined Effect of Secondhand Smoking and Alcohol Drinking on Risk of Persistent Human Papillomavirus Infection. BioMed Research International, pp.1 - 9.
14. Talia Malagon, Karena D Volesky, Sheila Bouten et al. (2020), Cumulative risk of cervical intraepithelial neoplasia for women with normal cytology but positive for human papillomavirus: Systematic review and meta-analysis. Cancer Epidemiology, 147 (10), pp.2695 - 2707.