CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN KHOA ĐIỀU DƯỠNG – KỸ THUẬT Y HỌC, ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trịnh Mỹ Linh1,, Đỗ Thị Hương1, Ngô Thị Hải Lý1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chất lượng giấc ngủ là một vấn đề cần lưu tâm ở sinh viên, đặc biệt là sinh viên khối ngành sức khỏe, với tỉ lệ rối loạn giấc ngủ cao và các yếu tố có liên quan đến chất lượng giấc ngủ được ghi nhận qua nhiều nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm khảo sát về mức độ phổ biến của rối loạn giấc ngủ ở đối tượng sinh viên khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và xác định các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích tiến hành dựa trên khảo sát trực tuyến 367 sinh viên khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ câu hỏi được xây dựng từ thang đo Chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (Pittsburgh Sleep Quality Index: PSQI), thang đo Trầm cảm – lo âu – stress DASS 21 (The Depression, Anxiety and Stress Scale - 21 Items) và một số câu hỏi khảo sát các đặc điểm nhân khẩu học và yếu tố ảnh hưởng. Kết quả: Tỉ lệ rối loạn giấc ngủ ở sinh viên là 53,4%. Yếu tố ánh sáng, tiếng ồn trong phòng ngủ, sử dụng thiết bị di động trước khi ngủ, bệnh lý gây đau và các yếu tố tâm lý (Trầm cảm - lo âu – stress) có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với chất lượng giấc ngủ với p ≤ 0,05. Kết luận: Rối loạn giấc ngủ chiếm tỉ lệ cao ở sinh viên khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học. Ngoài ra, nghiên cứu còn tìm thấy mối liên quan giữa các yếu tố tâm lý và chất lượng giấc ngủ. Các hỗ trợ về tâm lý là rất cần thiết nhằm cải thiện chất lượng giấc ngủ cho sinh viên từ đó giúp sinh viên có chất lượng cuộc sống tốt hơn. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hà Ngọc Hoàng Anh (2020), "Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và kết quả học tập của sinh viên điều dưỡng", Khóa luận tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Tấn Phước, Dương Minh Hằng, Mai Phương Thảo (2020), "Mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và kết quả học tập của sinh viên y đa khoa năm 6 ", Tạp chí y học TPHCM, 24 (2), tr.114-119.
3. Trần Ngọc Trúc Quỳnh (2016), "Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan của sinh viên khoa Y học Dự phòng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học TPHCM, 20, tr.261-267.
4. Al Salmani A.A, Al Shidhani A, Al Qassabi S. S, et al. (2020), "Prevalence of sleep disorders among university students and its impact on academic performance", International Journal of Adolescence and Youth, 25 (1), pp.974-981.
5. Altun I, Cınar N, Dede C (2012),"The contributing factors to poor sleep experiences in according to the university students: A cross-sectional study", J Res Med Sci, 17 (6), pp.557-61.
6. Aung K (2016), "Sleep Quality and Academic Performance of Nursing Students", IOSR Journal of Nursing and Health Science (IOSR-JNHS), 5, pp.145-149.
7. Azad M C, Fraser K, Rumana N, et al. (2015), "Sleep disturbances among medical students: a global perspective", J Clin Sleep Med, 11 (1), pp.69-74.
8. Bano M, Chiaromanni F, Corrias M, et al. (2014), "The influence of environmental factors on sleep quality in hospitalized medical patients", Front Neurol, 5, pp.267.
9. Bhat S, Chokroverty S (2021), "Sleep disorders and COVID-19", Sleep Med.
10. El Sayed S, Gomaa S, Shokry D, et al. (2021), "Sleep in post-COVID-19 recovery period and its impact on different domains of quality of life", Egypt J Neurol Psychiatr Neurosurg, 57(1), pp.172.
11. Exelmans L, Van den Bulck J (2016), "Bedtime mobile phone use and sleep in adults", Soc Sci Med, 148, pp. 93-101.
12. Lovibond SH, (1995), "Manual for the depression anxiety stress scales", Psychology Foundation of Australia Sydney.
13. Menon B, Karishma H P, Mamatha IV(2015), "Sleep quality and health complaints among nursing students", Ann Indian Acad Neurol, 18 (3), pp. 363-4.
14. Meng Q, Zhang J, Kang J, et al. (2020), "Effects of sound environment on the sleep of college students in China", Sci Total Environ, 705, pp. 135794.
15. Shechter A, Kim E W, St-Onge M P, et al. (2018), "Blocking nocturnal blue light for insomnia: A randomized controlled trial", J Psychiatr Res, 96, pp. 196-202.