KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐƯỜNG NGỰC – BỤNG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ THỰC QUẢN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi cắt thực quản đã được chứng minh là phương pháp an toàn, tỉ lệ tử vong thấp (1,4% - 1,9%), thời gian nằm viện ngắn và kết quả ung thư học tương đương với mổ mở. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật nội soi đường ngực - bụng điều trị ung thư thực quản tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 31 bệnh nhân ung thư thực quản được chỉ định mổ cắt thực quản nội soi tại Khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ 01/2015 đến 10/2022. Kết quả: 100% bệnh nhân là nam giới, tuổi trung bình: 60,16 ± 9,64 tuổi. Tất cả các trường hợp đều thực hiện thành công với 30 trường hợp miệng nối ở cổ, 1 trường hợp miệng nối trong ngực. Thời gian phẫu thuật trung bình: 474,35 ± 86,68 phút, tỉ lệ tai biến: 3,2% (1 trường hợp rách khí quản màng), tỉ lệ biến chứng: 64,5% (hô hấp 54,8%, khàn giọng thoáng qua 12,9%, xì miệng nối 9,7%), tỉ lệ tử vong sau mổ: 3,2%, thời gian nằm viện trung bình: 18,26 ± 5,1 ngày. Số hạch nạo vét được trung bình: 8,9 ± 3,83 hạch. Mô bệnh học sau mổ: 87,1% cacrcinôm tế bào gai, 9,7% cacrcinôm tuyến, 69% biệt hóa vừa. Kết luận: Phẫu thuật cắt thực quản nội soi điều trị ung thư thực quản là khả thi, tỉ lệ biến chứng và tử vong chấp nhận được.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư thực quản, cắt thực quản, phẫu thuật nội soi đường ngực bụng
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Đức Huấn, (2016), Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt thực quản nội soi ngực bụng, vét hạch rộng hai vùng với tư thế sấp nghiêng 30 độ, Hội nghị khoa học Ngoại khoa và phẫu thuật nội soi toàn quốc.
3. Trần Mạnh Hùng (2021), Kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi qua hai đường ngực - bụng điều trị ung thư thực quản tại Bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí Y học Việt Nam, 501(2), tr. 58-61.
4. Hoàng Trọng Nhật Phương, Lê Lộc, Phạm Như Hiệp, (2013), Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt thực quản nội soi ngực trong điều trị ung thư thực quản, Hội nghị ngoại khoa toàn quốc, Cần Thơ.
5. Trịnh Viết Thông (2018), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực và ổ bụng điều trị ung thư thực quản ngực, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Phan Thanh Tuấn, Đỗ Minh Hùng, Nguyễn Phú Hữu, và cs. (2016), Kết quả sớm phẫu thuật nội soi ngực bụng cắt thực quản nạo hạch hai vùng với tư thế nằm sấp, Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Bình Dân.
7. Phạm Trung Vỹ, Phạm Như Hiệp, Hồ Hữu Thiện, và cộng sự. (2020), Phẫu thuật nội soi ngực bụng trong điều trị ung thư thực quản, Tạp Chí Y Học Lâm Sàng, 66, tr. 44-49.
8. Akiyama H, Tsurumaru M, Udagawa H, et al. (1994), Radical lymph node dissection for cancer of the thoracic esophagus, Annals of Surgery, 220(3), pp. 364.
9. Chowdappa R, Dharanikota A, Arjunan R, et al. (2021), Operative Outcomes of Minimally Invasive Esophagectomy versus Open Esophagectomy for Resectable Esophageal Cancer, South Asian Journal of Cancer, 10(04), pp. 230-235.
10. Decker G, Coosemans W, Leyn PL, et al. (2009), Minimally invasive esophagectomy for cancer, European Journal of Cardio-thoracic Surgery, 35(1), pp. 13-21.
11. Miyasaka D, Okushiba S, Sasaki T, et al. (2013), Clinical evaluation of the feasibility of minimally invasive surgery in esophageal cancer, Asian Journal of Endoscopic Surgery, 6(1), pp.26-32.
12. Pather K, Mobley EM, Guerrier C, et al. (2022), Long-term survival outcomes of esophageal cancer after minimally invasive Ivor Lewis esophagectomy, World Journal of Surgical Oncology, 20(1), pp.1-14.
13. Smithers BM, Gotley DC, McEwan D, et al. (2001), Thoracoscopic mobilization of the esophagus, Surgical Endoscopy, 15(2), pp.176-182.
14. Takahashi C, Shridhar R, Huston J, et al. (2018), Esophagectomy from then to now, J Gastrointest Oncol, 9(5), pp. 903-909.
15. Watanabe M, Baba Y, Nagai Y, et al. (2013), Minimally invasive esophagectomy for esophageal cancer: an updated review, Surg Today, 43(3), pp.237-244.