KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2020-2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Chấn thương bụng kín (CTBK) là nguyên nhân gây chấn thương hàng đầu đưa trẻ đến khám và nhập viện. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát các đặc điểm chung, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng liên quan đến chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 42 trẻ được chẩn đoán chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Kết quả: Độ tuổi trung bình là: 9,41 tuổi. Tuổi thường gặp là nhóm 6-12 tuổi (52,4%). Tỷ lệ giới tính xấp xỉ 1:1. Nguyên nhân vào viện chiếm đa số là do tai nạn giao thông. Về lâm sàng: tỷ lệ sốc khi vào viện là 9,5%. Triệu chứng cơ năng hay gặp nhất là đau bụng (73,8%). Triệu chứng thực thể chủ yếu là ấn đau bụng khu trú/khắp bụng (70%). Các chấn thương phối hợp đa số là chấn thương chi. Về cận lâm sàng: siêu âm phát hiện nhiều nhất là hình ảnh chấn thương gan (26%). CT scan bụng phát hiện dịch ổ bụng (45%), tổn thương gan (33%) và tổn thương lách (11%). Kết luận: Đặc điểm chung hay gặp ở chấn thương bụng kín là nhóm tuổi 6-12, tai nạn giao thông là nguyên nhân đa số. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng khá đa dạng nhưng chủ yếu biểu hiện là tình trạng đau bụng, tổn thương gan, lách.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
CTBK, đặc điểm chung, lâm sàng, cận lâm sàng
Tài liệu tham khảo
2. Trần Hiếu Học, Quách Văn Kiên và Trần Quế Sơn (2020), Bài giảng bệnh học ngoại khoa, Nhà xuất bản Y học, trang 38-50.
3. Tạ Văn Trầm và Trần Hoàng Ân (2016), Đặc điểm tổn thương chấn thương bụng kín tại bệnh viện Đa khoa Trung Tâm Tiền Giang. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập số 2, trang 360-363.
4. Adriana Echavarria Medinaa, Carlos Hernando Morales Urib and et al. (2017), Associated factors to non-operative management failure of hepatic and splenic lesions secondary to blunt abdominal trauma in children. Rev Chil Pediatr, 88, pp.470-477.
5. Dileep Garg, Aditya P Singh and et al. (2019), An epidemiological study of abdominal blunt trauma in pediatric population. Department of Pediatric Surgery, 32, pp.1090-1093.
6. E A Ameh, L B Chirdan and et al. (2000), Pediatric Surgery International, volume 17, No 2, pp.505-509.
7. Hardik J. Solanki, Himanshu R. Patel and et al. (2018), Blunt abdomen trauma: a study of 50 cases, International Surgery Journal, volume 5, No 5, pp.1763-1769.
8. J Amuthan, A Vijay and et al. (2017), A Clinical Study of Blunt Injury Abdomen in a Tertiary Care Hospital. International Journal of Scientific Stud, 5, pp.1-2.
9. Kumar Abdul Rashid and Zaffer Saleem Khanday. (2018), Diagnosis and Management of Blunt Abdominal Trauma in Children: Experience from a Newly Established Facility, New Indian Journal of Surgery, volume 94, No 3, pp.474-478.
10. Sampoth E, Yukimato A. (2019), National Vital Statistics System, National Center for Health Statistics. 10 Leading causes of death by age group, 49, pp.131-135.
11. Roy Spijkerman, Naoki Hashizume, et al. (2021), Management of pediatric blunt abdominal trauma in a Dutch level one trauma center, European Journal of Trauma and Emergency Surgery, volume 47, No 2, pp.1543–1551.
12. Tobias Retzlaff , Wolfgang Hirsch, et al. (2010), Is sonography reliable for the diagnosis of pediatric blunt abdominal trauma, Journal of Pediatric Surgery, volume 45, No 4, pp.912-915.
13. Tomohiro K., et al .(2020), The management and outcome of pediatric blunt chest-abdominal injuries, Pediatrics International, volume 8, No 3, pp.1-6.
14. WHO. (2001), The world health report. World Health Organization. Journal Geneva, 22, pp.28.