NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI LỆCH KẾT HỢP SỬ DỤNG DEXAMETHASONE DẠNG TIÊM Ở BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ, NĂM 2021-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đau, sưng và khít hàm là những biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới, gây nhiều khó chịu và lo lắng cho bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch kết hợp sử dụng Dexamethasone dạng tiêm trong việc kiểm soát các biến chứng sau phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 73 bệnh nhân phẫu thuật răng khôn hàm dưới. Kết quả: 68,5% có mức độ lệch gần từ 450-800 và có 79,5% răng có mức độ khó nhổ trung bình. Thời gian phẫu thuật trung bình là 34,84± 11,58 phút. Đa số bệnh nhân đau ít và vào ngày thứ 7 sau phẫu thuật có 35,6% trường hợp hết đau. Sự thay đổi sưng mặt theo chiều dọc và chiều ngang tăng vào ngày 1 và giảm có ý nghĩa thống kê vào ngày 3 và ngày 7 sau phẫu thuật. Kết luận: Phương pháp phẫu thuật răng khôn hàm dưới kết hợp Dexamethasone dạng tiêm nên được áp dụng trên lâm sàng vì nó mang lại kết quả sau phẫu thuật tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Răng khôn hàm dưới, Dexamethasone, đau, sưng, khít hàm
Tài liệu tham khảo
2. Lê Nguyên Bá (2011), Đặc điểm lâm sàng và điều trị nhổ răng khôn hàm dưới tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, Luận văn chuyên khoa cấp II Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Thị Minh Hân, Lê Đức Lánh, Lê Huỳnh Thiên Ân (2008), Đánh giá tình trạng sưng và đau của bệnh nhân sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
4. Ngô Như Hòa (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mối liên quan của răng khôn với các cấu trúc giải phẫu lân cận trên phim toàn cảnh ở bệnh nhân tại bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, TP. Cần Thơ.
5. Mai Đình Hưng, Phạm Thị Tuyết Nga, Trần Ngọc Thành (2006), Bài giảng răng hàm mặt, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 36-45.
6. Phạm Hồng Loan (2014), Khảo sát mối liên quan giữa tư thế răng và biến chứng ở bệnh nhân nhổ răng khôn hàm dưới tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, TP. Cần Thơ.
7. Hà Nhật Phương (2019), Nghiên cứu đặc điểm hình thái, phân loại và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm dựa vào sự thay đổi mô nha chu kế cận tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, năm 2017-2019, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, TP. Cần Thơ.
8. Nguyễn Lê Diễm Quỳnh (2018), Đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân có răng khôn hàm dưới mọc lệch được phẫu thuật bằng kỹ thuật cắt dọc thân răng, tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, năm 2017-2018, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, TP. Cần Thơ.
9. Lâm Nhựt Tân (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân có răng khôn hàm dưới lệch được phẫu thuật bằng kỹ thuật vạt bao và vạt tam giác tại khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ, năm 2017-2018, Luận văn chuyên khoa cấp II Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, TP. Cần Thơ.
10. Aliasghari A (2016), “The Effect of Releasing Incision on the Postoperative Complications of Mandibular Third Molar Surgery”, International Journal of Advanced Biotechnology and Research, 7 (3), pp. 1144-1151.
11. Al-Shamiri H, Shawky M, Hassanein N (2017), “Comparative Assessment of Preoperative versus Postoperative Dexamethasone on Postoperative Complications following Lower Third Molar Surgical Extraction”, International Journal of Dentistry, 201(3), pp. 329-332.