KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI KHOA NGOẠI - TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ GIÁ RAI TỈNH BẠC LIÊU

Lương Chất Lường1,, Huỳnh Thị Mỹ Duyên2
1 Trung tâm Y Tế thị xã Giá Rai
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác quản lý dược tại Việt Nam hiện nay, nhằm nhận diện được các nguy cơ tiềm tàng của việc sử dụng kháng sinh không hợp lý. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Khảo sát đặc điểm bệnh nhân có sử dụng kháng sinh tại khoa Ngoại -Trung Tâm Y Tế thị xã Giá Rai tỉnh Bạc Liêu từ tháng 01/2021-04/2021; 2. Phân tích đặc điểm và đánh giá tính hợp lý trong sử dụng kháng sinh trong mẫu nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu 355 hồ sơ bệnh án nội trú. Kết quả: Kháng sinh nhóm beta-lactam được sử dụng nhiều nhất (60,13%), tiếp theo là aminoglycosid (29,94%), 18 hoạt chất với 775 lượt kê đơn trong đó kháng sinh được kê đơn thường xuyên là gentamicin (29,55%), cefotaxim (25,16%), amoxicillin/amoxicillin-acid clavulanic (11,23%); Chỉ định chính là bệnh lý nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da (49,8%), chấn thương, bỏng (30,4%), bệnh lý hệ tiêu hóa (14,4%); Kháng sinh được dùng đường tiêm chiếm 63,87%; Phác đồ được đánh giá là hợp lý chung chiếm 66,45%. Kết luận: Tỉ lệ sử dụng kháng sinh không hợp lý còn cao (33,55%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Ánh, Trần Viết Tiệp, Nguyễn Thanh Hải (2016), Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí, Tạp chí Y – Dược học quân sự, Số 8-2016, tr.184-190.
2. Bộ Y Tế (2013), Quyết định Quyết định số 2174/QĐ-BYT ngày 21 thán 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế: Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc.
3. Bộ Y Tế (2015), Quyết định 708/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn Hướng dẫn sử dụng kháng sinh.
4. Lê Thị Hồng Châu, Phùng Mạnh Thắng, Nguyễn Như Hồ (2021), Khảo sát tình hình đề kháng và việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi liên quan thở máy do Enterobacteriaceae tại các khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Chợ Rẫy, Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 25(2), tr. 150-157.
5. Phạm Phương Liên (2021), “Thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú tại Trung tâm y tế huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang năm 2020”, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 509 -Tháng 12 -Số 1 -2021, tr. 158-161.
6. Đinh Thị Xuân Mai, Đặng Nguyễn Đoan Trang (2017), Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh tại bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi, Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 21(5), tr. 175-181.
7. Bùi Hồng Ngọc, Nguyễn Tuấn Dũng và Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng (2018), Đánh giá hiệu quả chương trinh quản lý kháng sinh trong sử dụng kháng sinh dự phòng tại các khoa Ngoại - Bệnh viện Bình Dân, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tr. 148 - 154.
8. Đoàn Mai Phương (2017), “Cập nhật tình hình kháng kháng sinh tại Việt Nam”, Hội nghị khoa học Toàn quốc của Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam.
9. Trần Đình Tân (2016), Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh ở các khoa phẩu thuật tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế năm 2015, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đã khoa.
10. Trần Tuấn Tú (2021), Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa huyện Mèo Vạc, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Bệnh viện đa khoa Mèo Vạc.