PHẪU THUẬT NỘI SOI TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC GIAI ĐOẠN SỚM

Nguyễn Thành Chơn1,
1 Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiều quan điểm cho rằng phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước giai đoạn sớm rất khó khăn, dễ cứng khớp. Một số quan điểm khác lại cho rằng phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước giai đoạn sớm cũng đem lại kết quả phục hồi chức năng khớp gối tốt, không có biến chứng cứng khớp. Chúng tôi chọn nghiên cứu phẫu thuật nội soi cho những trường hợp đứt dây chằng chéo trước giai đoạn sớm, đánh giá kết quả sau phẫu thuật. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thời gian phẫu thuật, chức năng và độ vững khớp gối, tình trạng cứng khớp sau mổ nội soi đứt dây chằng chéo trước giai đoạn sớm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca tiền cứu trên 84 bệnh nhân đứt dây chằng chéo trước được phẫu  thuật trong giai đoạn sớm (cấp tính) tại Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận. Kết quả: 84 trường hợp phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước giai đoạn sớm có kết quả chức năng sau mổ tốt, không có trường hợp cứng khớp, không nhiễm trùng, thời nhanh phẫu thuật nhanh. Kết luận: Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước giai đoạn sớm có kết quả tốt, thời gian phẫu thuật nhanh, giúp bệnh nhân sớm phục hồi để trở lại công việc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Craig R. B. (2008), Postoperative range of motion following anterior cruciate ligament reconstruction using autograft hamstrings: a prospective, randomized clinical trial of early versus delayed reconstructions. Am J Sports Med, 36(4), pp.656-62.
2. Graf B.K., Ott J.W., Lange R.H. (1994), Risk factors for restricted motion after anterior cruciate reconstruction. Orthopedics, 17, pp.909-912
3. Granan L. P. (2009), Timing of anterior cruciate ligament reconstructive surgery and risk of cartilage lesions and meniscal tears, 37(5), 955-61.
4. Harner C.D., Irrgang J.J., Paul J., et al. (1992), Loss of motion after anterior cruciate ligament reconstruction. Am J Sports Med, 20, pp.499-506
5. Marcacci M., Zaffagnini S., Iacono F., et al. (1995), Early versus late reconstruction for anterior cruciate ligament rupture. Results after five years of followup. Am J Sports Med, 23, pp.690-693.
6. Mohtadi N.G., Webster B.S., Fowler P.J. (1991), Limitation of motion following anterior cruciate ligament reconstruction. A case-control study. Am J Sports Med, 19, pp.620-624.
7. Noyes F.R. (1997), A comparison of results in acute and chronic anterior cruciate ligament ruptures of arthroscopically assisted autogenous patellar tendon reconstruction. Am J Sports Med, 25, pp.460-471.
8. Shelbourne K. D. (1995), Patel D .V. Timing of surgery in anterior cruciate ligament-injured knees. Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc, 3(3), pp.148-56.
9. Smith T.O., Davies L., Hing C.B. (2010), Early versus delayed surgery for anterior cruciate ligament reconstruction: a systematic review and meta-analysis. Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc, 18, pp.304-311