ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP Ở THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT, SẢN GIẬT TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Trần Thị Thanh Trúc1,, Phạm Thành Suôl2
1 Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tăng huyết áp là bệnh lý nội khoa thường gặp ở phụ nữ mang thai, là một trong ba nguyên nhân quan trọng gây tử vong mẹ trên toàn thế giới. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định đặc điểm sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên thai phụ tiền sản giật, sản giật; 2. Đánh giá kết quả điều trị tăng huyết áp trên thai phụ tiền sản giật, sản giật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 399 phụ nữ mang thai được chẩn đoán và điều trị tiền sản giật, sản giật tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ từ 3/2021 đến 5/2022. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Thuốc sử dụng trong điều trị tăng huyết áp ở thai phụ là Methyldopa (96,7%); Nifedipine (78,7%), Nicardipine (33,1%), Furosemid (16,0%). Tỷ lệ sử dụng thuốc điều trị huyết áp thành công ở thai phụ tiền sản giật, sản giật là 94,5%. Kết luận: Việc sử dụng đơn thuốc hoặc phối hợp các loại thuốc Methyldopa, Nifedipine, Nicardipine, Furosemid có hiệu quả trong hạ huyết áp ở thai phụ tiền sản giật, sản giật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hiền Việt Anh (2018), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trên phụ nữ mang thai tăng huyết áp nặng tại bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ và bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Luận văn thạc sỹ dược học, trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, năm 2018.
2. Bệnh Viện Từ Dũ (2019), “Tăng huyết áp thai kỳ”, Phác đồ điều trị Sản Phụ khoa Bệnh viện Từ Dũ, tr. 89-103.
3. Ngô Thị Kim Huê (2016), “Hiệu quả của Nicardipine truyền tĩnh mạch diều trị hạ áp trong tiền sản giật nặng tại khoa Sản bệnh, Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang”, Tạp chí nghiên cứu y học, rập 20 (21), tr. 304-309
4. Hoàng Kim Huyền (2007), “Sử dụng thuốc chống tăng huyết áp trong điều trị tiền sản giật, sản giật tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương”, Tạp chí nghiên cứu kỹ thuật, sô 374, tr. 9-12
5. Phạm Văn Nhỏ, Lê Minh Dũng, Võ Minh Tuấn (2021), “Đặc điểm tăng huyết áp thai kỳ và mối liên quan đến kết cục thai kỳ của bà mẹ người dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 2, tr. 89-93.
6. Phạm Văn Tự, Nguyễn Quốc Tuấn, Phùng Thị Lý (2021), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả thai kỳ ở thai phụ tiền sản giật – sản giật tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông”, Tạp chí Phụ sản, số 1, 2021, tr. 30-37.
7. Lê Thị Ngọc Xuyên (2021), Nghiên cứu kết quả dự đoán, chẩn đoán tiền sản giật ở thai phụ có nguy cơ tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ”, Luận văn bác sỹ nội trú chuyên ngành sản phụ khoa, trường Đại học Y dược Cần Thơ
8. Thomas Easterling (2019), “Oral antihypertensive regimens (nifedipine retard, labetalol, and methyldopa) for management of severe hypertension in pregnancy: an open-label, randomised controlled trial”, Randomized Controlled Trial, Lancet, 2019 Sep 21;394(10203):1011-1021.
9. Manisha Kumar, Usha Gupta, Jayashree Bhattachaijee, Ritu Singh, Shalini Singh (2016),
“Early prediction of hypertension during pregnancy in a low-resource setting”, International Journal of Gynecology and Obstetrics, pp. 159-164.
10. Kannan Sridharan, Sequeira RP (2018), “Drugs for treating severe hypertension in pregnancy: a network meta-analysis and trial sequential analysis of randomized clinical trials”, Br J Clin Pharmacol. 2018;84:1906-1916.
11. Mary Catherine Tolcher (2020), “Intravenous labetalol versus oral nifedipine for acute hypertension in pregnancy: effects on cerebral perfusion pressure”, American Journal of Obstetrics and Gynecology, Vol 20.