ĐẶC ĐIỂM NGOẠI TÂM THU THẤT VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG BISOPROLOL Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ PHÌ ĐẠI THẤT TRÁI

Trần Kim Sơn1, Võ Tấn Cường2,, Ngô Hoàng Toàn1, Lê Diệu Ngân2, Bùi Thị Hồng Sương2, Phan Hồng Huệ2, Nguyễn Thị Phương Anh2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ngoại tâm thu thất là một rối loạn nhịp thường gặp gây nên nhiều triệu chứng lâm sàng, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể khởi phát các rối loạn nhịp trầm trọng như nhanh thất, rung thất. Tỷ lệ ngoại tâm thu thất cao hơn ở bệnh nhân có tăng huyết áp, đặc biệt tăng huyết áp có phì đại thất trái. Mục tiêu nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm ngoại tâm thu thất và hiệu quả điều trị ngoại tâm thu thất của bisoprolol trên bệnh nhân tăng huyết áp có phì đại thất trái. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân tăng huyết áp có phì đại thất trái và ngoại tâm thu thất tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ 4/2019-6/2021. Kết quả: Trên 76 bệnh nhân tham gia nghiên cứu (nữ chiếm 72,4%) các triệu chứng thường gặp nhất là hồi hộp đánh trống ngực (59,2%); có 25% bệnh nhân có ngoại tâm thu thất phức tạp (Lown III-V). Điều trị ngoại tâm thu thất bằng bisoprolol tỷ lệ đạt mục tiêu điều trị (giảm >70% số lượng ngoại tâm thu thất, giảm triệu chứng, xóa ngoại tâm thu thất nguy hiểm) là 50%. Bisoprolol làm giảm số lượng ngoại tâm thu thất, tần số tim và triệu chứng liên quan đến ngoại tâm thu thất sau 4 tuần điều trị (p<0,05). Kết luận: Bisoprolol liều thấp có hiệu quả trong việc giảm số lượng ngoại tâm thu thất ở bệnh nhân tăng huyết áp có phì đại thất trái.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

left ventricular function, Heart Rhythm, 7(7), pp.865-869.
2. Chatterjee S, Bavishi C et al. (2014), Meta-analysis of left ventricular hypertrophy and sustained arrhythmias, Journal of the American College of Cardiology, 114(7), pp.1049-1052.
3. Ghali J K et al. (1991), Impact of left ventricular hypertrophy on ventricular arrhythmias in the absence of coronary artery disease, Journal of the American College of Cardiology, 17(6), pp.1277-1282.
4. Hamon D et al. (2019), Premature ventricular contraction diurnal profiles predict distinct clinical characteristics and beta-blocker responses, Journal of cardiovascular electrophysiology, 30(6), pp.836-843.
5. Jin Kyung Hwang (2015), Clinical Characteristics and Features of Frequent Idiopathic Ventricular Premature Complexes in the Korean Population, The Korean Society of Cardiology, pp.391-397.
6. Johnson K, Oparil S et al. (2019), Prevention of Heart Failure in Hypertension-Disentangling the Role of Evolving Left Ventricular Hypertrophy and Blood Pressure Lowering: The ALLHAT Study, Journal of the American Heart Association, 8(8), 011961.
7. Kim Y G, Choi Y Y et al. (2021), Premature ventricular contraction increases the risk of heart failure and ventricular tachyarrhythmia, Scientific reports, 11(1), 12698.
8. Kunisek J et al. (2008), Influence of the type and degree of left ventricular hypertrophy on the prevalence of ventricular arrhythmias in patients with hypertensive heart disease, Medizinische Klinik, 103(10), pp.705-711.
9. Liang B, Zou F H et al. (2020), Chinese Herbal Medicine Dingji Fumai Decoction for Ventricular Premature Contraction: A Real-World Trial, BioMed research international.
10. Marcus G M (2020), Evaluation and Management of Premature Ventricular Complexes, Circulation,141(17), pp.1404-1418.
11. Niwano S, Wakisaka Y et al. (2009), Prognostic significance of frequent premature ventricular contractions originating from the ventricular outflow tract in patients with normal left ventricular function, Heart, 95, pp.1230-1237.
12. Shinohara M et al. (2017), Assessment of a novel transdermal selective β1-blocker, the bisoprolol patch, for treating frequent premature ventricular contractions in patients without structural heart disease, Journal of cardiology, 70(3), pp.212-219.
13. Simpson R J Jr, Cascio W E et al. (2002), Prevalence of premature ventricular contractions in a population of African American and white men and women: The Atherosclerosis Risk in Communities (ARIC) study, American heart journal, 143(3), pp.535-540.
14. Sultana R, Sultana N et al. (2010), Cardiac arrhythmias and left ventricular hypertrophy in systemic hypertension, Journal of Ayub Medical College, Abbottabad: JAMC, 22(4), pp.155-158.
15. Zhong L et al. (2014), Relative efficacy of catheter ablation vs antiarrhythmic drugs in treating premature ventricular contractions: A single-center retrospective study, Heart Rhythm, 11(2), pp.187-193.