ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X-QUANG TỔN THƯƠNG THÂN RĂNG CỐI NHỎ ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH PHỤC HỒI BẰNG INLAY SỨ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ 2019-2021

Bùi Trần Hoàng Huy1,, Lê Huỳnh Minh Nguyệt1, Lê Nguyên Lâm2
1 Trường Đại học Trà Vinh
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phục hồi tổn thương mặt bên thân răng bằng phương pháp gián tiếp cho nhóm răng sau đặc biệt là răng cối nhỏ đang là vấn đề rất được quan tâm trong nha khoa hiện nay. Inlay sứ có độ chính xác cao, phục hồi lại hình thể giải phẫu của thân răng tốt, khắc phục được nhiều nhược điểm của phục hồi trực tiếp. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, X-quang tổn thương thân răng cối nhỏ có chỉ định phục hồi bằng Inlay sứ tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 2019-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng 35 răng cối nhỏ có xoang sâu loại II theo phân loại G.V. Black tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, X-quang tổn thương thân răng cối nhỏ được chỉ định phục hồi bằng inlay sứ thì 80% mẫu thuộc nhóm tri thức, 80% bệnh nhân đến khám có lý do liên quan miếng trám cũ chưa đạt kết quả tối ưu, nhiều nhất là bong trám cũ 42,9%, kích thước xoang trung bình 85,7%. Tỷ lệ xoang sâu sát tuỷ khá cao 25,7% dẫn đến trong nhóm này 71,4% đến khám vì lý do ê buốt. Kết luận: Phục hồi inlay hướng đến nhóm tri thức và độ tuổi trẻ, lý do đến khám chủ yếu liên quan miếng trám cũ không đạt. Phục hồi tổn thương thân răng bằng Inlay sứ cho nhóm răng sau đặc biệt là răng cối nhỏ khắc phục tốt nhược điểm của phục hồi trực tiếp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Tiến Công, Nguyễn Thị Thu Hằng (2018), “Đánh giá kết quả phục hồi tổn thương thân răng bằng inlay, onlay composite sứ sinh học cho nhóm răng sau”, Tạp chí Y học Việt Nam, 469, tr.159-65.
2. Trần Văn Đức (2020), “Đánh giá kết quả phục hồi bằng inlay composite ở bệnh nhân tổn thương thân răng sau tại bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ”, Tạp chí Y học thực hành, 1140(7), tr.275-7.
3. Phạm Thị Thu Hằng (2009), Đánh giá kết quả phục hồi thân răng bằng inlay onlay cho răng sau, Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y dược TP HCM.
4. Nguyễn Trần Kim Hoàng (2018), Khảo sát ảnh hưởng của vật liệu lên sự phân bố ứng suất trên Inlay, Luận văn Bác sĩ nội trú, Đại học y dược TP.HCM
5. Bùi Thế Khuê (2012), Đánh giá kết quả phục hồi tổn thương thân răng bằng Inlay sứ E.max press cho nhóm răng sau, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.
6. Hồ Xuân Anh Ngọc (2019), “Đánh giá in vitro vi kẽ trong phục hồi xoang loại II bằng inlay sứ Zirconia”, Tạp chí Y Dược học Huế, 9(5), tr.61-7.
7. Blunck U, Fischer S, Hajtó J, Frei S (2020), “Ceramic laminate veneers: effect of preparation design and ceramic thickness on fracture resistance and marginal quality in vitro”, Clinical Oral Investigations, 24(8), p.2745-54.
8. Bustamante-Hernández N, Montiel-Company JM, et al. (2020), “Clinical Behavior of Ceramic, Hybrid and Composite Onlays. A Systematic Review and Meta-Analysis”,International journal of environmental research and public health, 17(20).
9. Salama A (2019), “Ceramic Inlay Effectivness Versus other Restorative Treatments: A Literature Review”, Dental 1(1), p.1-9.
10. Ryge G, Snyder M (1973), “Evaluating the clinical quality of restorations”, Journal of the American Dental Association, 87, pp. 369-377.