ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN VIÊM RUỘT THỪA CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Tiền Nguyễn Hải Quyên1,, Nguyễn Thị Kiều My1, Trần Trọng Phú1, Trần Minh Thuấn1, Đoàn Anh Vũ 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm ruột thừa là một trong những bệnh cấp cứu bụng ngoại khoa thường gặp ngày nay, với tỷ lệ khoảng 100 trường hợp trên 100.000 người dân, tuy nhiên tỷ lệ chẩn đoán chưa đúng vẫn còn khoảng 15%. Mục tiêu nghiên cứu: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm ruột thừa và sự khác biệt của những đặc điểm này giữa nhóm bệnh nhân có biến chứng với chưa có biến chứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện 95 bệnh nhân được chẩn đoán viêm ruột thừa dựa trên kết quả giải phẫu bệnh của bệnh phẩm lấy ra sau mổ tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ 6/2021 đến 6/2022, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Bệnh nhân vào viện 100% vì lý do đau bụng, trong đó đau hố chậu phải chiếm nhiều nhất với 93,68%. Nhiệt độ bình thường 36,5- 37,5oC chiếm 73,68%. Triệu chứng kèm theo thường gặp nhất là chán ăn với 61,05%, kế đến buồn nôn, nôn chiếm 46,32%, ít gặp là tiêu chảy chiếm 6,32%. Điểm McBurney là vị trí điểm đau thường gặp chiếm 97,89%. Số lượng bạch cầu tăng chiếm 78,98%. Khảo sát được hình ảnh ruột thừa viêm trên siêu âm là 96,84%. Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân có và chưa có biến chứng khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê, p>0,05. Kết luận: Các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng điển hình chiếm tỷ lệ cao, khác nhau giữa nhóm bệnh nhân có biến chứng và chưa có biến chứng, sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hưng Đạo, Trịnh Hồng Sơn (2021), “Nghiên cứu chẩn đoán viêm phúc mạc ruột thừa tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh miền núi phía Bắc, Tạp Chí Y học Việt Nam, 506(2), tr.42-47.
2. Nguyễn Quốc Đạt (2018), “Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nội soi viêm phúc mạc ruột thừa tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Trần Thị Giang (2018), “Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh siêu âm viêm ruột thừa cấp tại bệnh viện E từ 2/2017- 7/2017”, Khóa luận, Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Trần Đào Minh Ngọc (2022), “Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm ruột thừa cấp tại Bệnh viện Đại học Tây Nguyên năm 2021”, Tạp chí khoa học Đại học Tây Nguyên, Số 53, tr.16.
5. Phạm Thị Thu, Trần Thị Vân Anh (2021), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm ruột thừa có biến chứng và kết quả điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định”, Tạp chí Khoa học Điều Dưỡng, 4(2), tr.94-101.
6. Lữ Văn Trạng cùng cộng sự (2011), “Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật viêm ruột thừa tại bệnh viện đa khoa khu vực Châu Đốc tỉnh An Giang”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Bệnh viện An Giang, Số 10, tr.184-189.
7. Kim Văn Vụ (2013), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm ruột thừa sau manh tràng điều trị tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội”, Y học thực hành, 893(11), tr.64-66.
8. Kenneth A.Michelson (2021), “Clinical Features and Preventability of Delayed Diagnosis of Pediatric Appendicitis”.