GIÁ TRỊ CỦA GLUCOSE MÁU, BẠCH CẦU MÁU TRONG TIÊN LƯỢNG BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO TẠI KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG 2021

Tạ Hoàng Thanh Phụng1,
1 Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc xác định tổn thương và tiên lượng sớm ở bệnh nhân chấn thương sọ não vẫn là một nhiệm vụ khó khăn. Chúng tôi đặt ra mục tiêu xác định xem liệu bạch cầu và glucose máu có tương quan đến mức độ nặng của chấn thương sọ não và kết cục hay không và xác định ngưỡng glucose máu và bạch cầu máu với độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mối tương quan của glucose máu, bạch cầu máu và ngưỡng cắt trong tiên lượng bệnh nhân chấn thương sọ não và nhập khoa Cấp Cứu bệnh viện Đa Khoa Trung tâm An Giang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện với 166 bệnh nhân chấn thương sọ não do mọi nguyên nhân nhập Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang từ tháng 1/2021 đến 6/2021. Kết quả: Tuổi trung bình chung của bệnh nhân chấn thương sọ não là 46±18 tuổi, nhóm tai nạn sinh hoạt có tuổi trung bình cao nhất 60±15; nhóm tai nạn giao thông nhóm tuổi 20-59 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 50,6%. Có sự tương quan tuyến tính nghịch giữa thang điểm hôn mê Glasgow với nồng độ glucose máu (r=-0,434, p<0,000) và bạch cầu máu (r=-0,344, p=0,000). Diện tích dưới đường cong glucose máu và bạch cầu máu lần lượt chiếm 76% (p=0,000), 71,4% (p=0,000), điểm cut-off glucose 7,55 mmol/L với độ nhạy 82,1% và độ đặc hiệu 60%, cut-off bạch cầu 17,24 tế bào/mm3 với độ nhạy 71,4% và độ đặc hiệu 73,2% trong tiên lượng bệnh nhân chấn thương sọ não. Nồng độ glucose máu và bạch cầu tăng có ý nghĩa thống kê ở nhóm bệnh nhân tử vong so với nhóm sống (p<0,000). Kết luận: Nồng độ glucose và bạch cầu có tương quan thuận với mức độ nặng của chấn thương sọ não.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Viết Quang (2014). Nghiên cứu mối liên quan giữa Glucose máu với thang điểm Glasgow ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Y học thực hành (907), số 3,27-30.
2. Jia Shi1 et al. (2016), Review: Traumatic brain injury and hyperglycemia, a potentially modifiable risk factor. Oncotarget, tập 7, 71052-71061.
3. Daniel A. Godoy et al. (2016), Glucose control in acute brain njury: does it matter ?. Curr Opin Crit Care, tập 22,120-127.
4. Ali Salim và cộng sự (2009), Positive Serum Ethanol Level and Mortality in Moderate to Severe Traumatic Brain Injury. Arch Surg, tập 144, 865-871.
5. Ali Salim et al. (2009), Persistent hyperglycemia in severe traumatic brain injury: an independent predictor of outcome. Am Surg, tập 75, 1773-1777.
6. Hernando Raphael Alvis-Miranda (2014), Effects of Glycemic Level on Outcome of Patients with Traumatic Brain Injury: A Retrospective Cohort Study. Bull Emerg Trauma, 65-71.
7. Aristedis Rovlia, Serafim Kotsou, 2001. The Blood Leukocyte Count and Its Prognostic Significance in Severe Head Injury. Surg Neurol, tập 55, 190-196.
8. Timofeev I et al. (2011), Cerebral extracellular chemistry and outcome following traumatic brain injury: a microdialysis study of 223 patients. Brain, tập 134, 484-494.
9. Andersen BJ, Marmarou A (1992), Post-traumatic selective stimulation of glycolysis. Brain Res, tập 585, 184-189.