SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở BỆNH NHÂN CÓ BỆNH HÔ HẤP MẠN

Dương Thị Thanh Vân1,, Lâm Hoài Trung1, Trịnh Quốc Khánh1, Trương Thị Như Hảo 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Lo âu và trầm cảm là các rối loạn tâm thần thường gặp, có tác động tiêu cực đến việc quản lý và điều trị toàn diện bệnh nhân có bệnh lý hô hấp mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) và hen phế quản (HPQ). Mục tiêu nghiên cứu: So sánh tỷ lệ hiện mắc lo âu và trầm cảm ở nhóm bệnh nhân hô hấp mạn và ở nhóm không có bệnh hô hấp mạn và các yếu tố liên quan đến lo âu và trầm cảm ở nhóm bệnh nhân bệnh hô hấp mạn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng tiến hành ở 146 đối tượng bao gồm 73 đối tượng có bệnh hô hấp mạn được quản lý tại Đơn vị Hô hấp, bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ và 73 đối tượng không có bệnh hô hấp mạn là thân nhân bệnh nhân tại khoa Nội tổng hợp. Số liệu thu thập từ 06/2021 đến 03/2022. Sử dụng thang điểm GAD-7 và PHQ-9 để đánh giá lo âu và trầm cảm. Kết quả nghiên cứu: Nhóm bệnh nhân hô hấp mạn có tỷ lệ lo âu là 30,1% và ở nhóm không có bệnh hô hấp mạn là 21,9%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nhóm bệnh nhân hô hấp mạn có tỷ lệ trầm cảm là 47,9% và ở nhóm không có bệnh hô hấp mạn là 28,8%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Đối với nhóm có bệnh hô hấp mạn, giới tính nam là yếu tố nguy cơ của trầm cảm (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ lo âu và trầm cảm ở nhóm bệnh nhân hô hấp mạn cao hơn so với nhóm chứng. Ở nhóm đối tượng có bệnh lý hô hấp mạn, giới tính nam có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Huỳnh Thị Thanh Phương, Guy Marks, Thái Thanh Trúc, (2018), Tỷ lệ và yếu tố nguy cơ của lo âu trầm cảm ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đến phòng khám hô hấp ngoại trú tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 22, 6, 10-16.
2. Ahmed O, Ahmed MZ, Alim SMAHM, (2020), COVID-19 outbreak in Bangladesh and associated psychological problems: an online survey, Death Studies, epub ahead of print, pp. 1–7.
3. American Psychiatric Association, (2013), Diagnostic and statistical manual of mental disorders, 5th ed, American Psychiatric Publishing, The United States of America, pp. 155-222.
4. Bulloch AGM, Williams JVA, Lavorato DH, (2017), The depression and marital status relationship is modified by both age and gender, J Affect Disord, 223, pp. 65-68.
5. Di Marco F, Verga M, Reggente M, (2006), Anxiety and depression in COPD patients: The roles of gender and disease severity, Respir Med, 100(10), pp. 1767-74.
6. Islam MS, Ferdous MZ, and Potenza MN, et al, (2020), Panic and generalized anxiety during the COVID-19 pandemic among Bangladeshi people: an online pilot survey early in the outbreak, Journal of Affective Disorders, 276, pp. 30–37.
7. Kaya Y, Bostan S, Kaya A, et al, (2021), Effect of C-19 pandemic on anxiety depression and intention to go to hospital in chronic patients, Int J Clin Pract, 75(7), e14219.
8. Ribeiro O, Teixeira L, Araújo L, et al, (2020), Anxiety, Depression and Quality of Life in Older Adults: Trajectories of Influence across Age, Res Public Health, 17(23), 9039.
9. Sayeed A, Kundu S, Banna MHA, (2020), Mental health outcomes during the COVID-19 and perceptions towards the pandemic: findings from a cross-sectional study among Bangladeshi students, Children and Youth Services Review, 119(105658).
10. Welzel FD, Stein J, Röhr S, Fuchs A, (2019), Prevalence of Anxiety Symptoms and Their Association With Loss Experience in a Large Cohort Sample of the Oldest-Old. Results of the AgeCoDe/AgeQualiDe Study, Front Psychiatry, 8(10), pp. 285.