KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN PARKINSON BẰNG LEVODOPA KẾT HỢP PRAMIPEXOLE TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh Parkinson được biết đến với các nhóm triệu chứng về rối loạn vận động và ngoài vận động gây tàn phế và ảnh hưởng tiêu cực lên chất lượng sống của bệnh nhân. Việc chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của bệnh và tác dụng phụ của thuốc lên bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các triệu chứng lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị của levodopa kết hợp pramipexole trên bệnh nhân Parkinson. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 61 bệnh nhân Parkinson đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ trong thời gian từ 3/2021 đến 5/2022 được đánh giá các triệu chứng vận động, ngoài vận động, thang điểm UPDRS và thang điểm PDQ-39 lúc chưa điều trị và sau khi điều trị bằng levodopa kết hợp pramipexole. Kết quả: Tuổi trung bình mắc bệnh là 65±5,15. Điểm UPDRS lúc nhập viện 26,6±12,36, điểm PDQ-39 lúc nhập viện 50,8±16,2. Các triệu chứng vận động chủ yếu là chậm vận động (96,72%), cứng cơ, bánh xe răng cưa (96,72%) và run khi nghỉ (95,08%). Các triệu chứng ngoài vận động chủ yếu là đau, rối loạn cảm giác (93,44%), rối loạn thần kinh tự chủ (93,44%). Liệu pháp phối hợp levodopa và pramipexole giúp cải thiện điểm UPDRS phần I, II và III và điểm PDQ-39 có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Điều trị bằng levodopa kết hợp pramipexole giúp cải thiện các triệu chứng lâm sàng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Parkinson biểu hiện thông qua sự cải thiện điểm UPDRS và điểm PDQ-39.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh Parkinson, levodopa, pramipexole, thang điểm UPDRS, thang điểm PDQ-39
Tài liệu tham khảo
2. Đào Thùy Dương và Nguyễn Thanh Bình (2021), “Đặc điểm lâm sàng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Parkinson thể cứng”, Tạp chí Y học Việt Nam, 505(2), tr.153-156.
3. Nguyễn Thúy Linh, Nguyễn Văn Liệu (2020), “Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân Parkinson bằng thang điểm PDQ-39, SF36 và một số yếu tố liên quan”, Tạp chí Y học Việt Nam, 494(1), tr.153-156.
4. Lê Minh, Trần Ngọc Tài (2009), “Đặc điểm lâm sàng về chức năng vận động của bệnh Parkinson và phân độ chẩn đoán theo Hoehn và Yahr”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 13(1), tr.363-369.
5. Dorsey ER, Constantinescu R, et al. (2005), “Projected number of people with Parkinson disease in the most populous nations, 2005 through 2030”, Neurology 2007 Jan, 68(5), pp.384-6.
6. Hughes AJ, Daniel SE, et al. (1992), “Accuracy of clinical diagnosis of idiopathic Parkinson’s disease. A clinico-pathological study of 100 cases”, JNNP 1992, 55, pp.181-184.
7. Huang J, Hong W, et al. (2020), “Efficacy of pramipexole combined with levodopa for Parkinson's disease treatment and their effects on QOL and serum TNF-α levels”, Journal of International Medical Research, 48(7), pp.1-11.
8. Jiang DQ, Zang QM, et al. (2021), “Comparison of pramipexole and levodopa/benserazide combination therapy versus levodopa/benserazide monotherapy in the treatment of Parkinson's disease: a systematic review and meta-analysis”, Naunyn Schmiedeberg’s Arch Pharmacol, 394(9), pp.1893-1905.
9. Kalia LV, Lang AE (2015), “Parkinson's disease”, Lancet. 2015 Aug 29, 386(9996), pp.896-912.
10. Yu, Yongting, et al. (2017), “Observation on the curative effect of madopar combined with pramipexole in the treatment of Parkinson’s diseases”, Advanced Emergency Medicine, 6(1), pp.4-8.
11. Zoghbi H.Y (2013), “Genetic mechanisms in degenerative diseases of neurvous system”, Principles of neural science, 5thedition, pp.999-1014.