THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI CÁC TRẠM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG NĂM 2022

Nguyễn Trương Duy Tùng1,, Phan Thanh Triều1, Trần Cẩm Linh2
1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Vĩnh Long
2 Trung tâm y tế huyện Long Hồ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh đái tháo đường hiện gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam, công tác quản lý người bệnh đái tháo đường tại các trạm y tế cần được chú trọng đầu tư hiệu quả. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ trạm y tế thực hiện quản lý người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đạt yêu cầu theo quy định của Bộ Y tế và tìm hiểu một số yếu tố liên quan tại tỉnh Vĩnh Long năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích tại 107 trạm y tế xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2022. Kết quả: Tỷ lệ trạm y tế thực hiện quản lý người bệnh ĐTĐ đạt yêu cầu theo quy định của Bộ Y tế là 53,3%. Các yếu tố liên quan đến việc thực hiện quản 1ý người bệnh đái tháo đường đạt yêu cầu bao gồm: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (p<0,001), số lượng nhân viên y tế tại trạm y tế (p=0,033), Cán bộ phụ trách được tập huấn thường xuyên (p=0,024); Đủ 02 loại thuốc điều trị Đái tháo đường (p=0,045), trạm y tế được trang bị đầy đủ trang thiết bị (p=0,026). Kết luận: Công tác quản lý người bệnh đái tháo đường tại các trạm y tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long chỉ đạt mức trung bình theo yêu cầu của Bộ Y tế. Cần đầu tư trang thiết bị, thuốc điều trị và hỗ trợ để trạm y tế thực hiện công tác quản lý người bệnh đái tháo đường tại cộng đồng hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2015), “Điều tra quốc gia về yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam”, chủ biên.
2. Bộ Y tế (2018), Quyết định số 2559/QĐ-BYT ngày 20/4/2018 về việc ban hành “Kế hoạch tăng cường thực hiện điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình tại các trạm Y tế xã, phường, thị trấn giai đoạn 2018-2020”, chủ biên.
3. Bộ Y tế (2018), Quyết định số 3756/QĐ-BYT ngày 21/06/2018 về việc ban hành “Hướng dẫn hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến Y tế cơ sở”, chủ biên.
4. Bộ Y tế (2020), Quyết định số 5481/QĐ-BYT ngày 30/12/2020 về việc ban hành “Tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường týp 2”, chủ biên.
5. Lê Hoàng Nam (2018), Thực hành quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản và ung thư của cán bộ y tế tuyến xã tỉnh Ninh Bình năm 2017. Tạp chí Y học dự phòng, tập 28, số 7 năm 2018, tr.19.
6. Lý Hồng Khiêm (2021), Thực trạng công tác quản lý người bệnh đái tháo đường và một số yếu tố liên quan tại các trạm y tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2021. Tạp chí Y dược học Cần Thơ, số 47 (2022), tr.14-20.
7. Bùi Thị Minh Thái (2020), Thực trạng năng lực phát hiện, quản lý điều trị một số bệnh không lây nhiễm tại các trạm y tế của thành phố Hà Nội và hiệu quả một số giải pháp can thiệp, 2016- 2019, Luận án Tiến sĩ y học, Viện Vệ sinh dịch tế Trung ương.
8. Nguyễn Thị Thi Thơ (2015), Thực trạng triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm của các trạm y tế xã năm 2014. Tạp chí Y học dự phòng, tập 12, số 12 (172) năm 2015, tr. 179.
9. Vũ Đức Toàn (2019), Thực trạng quản lí bệnh đái tháo đường tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế”. Tạp chí Y Dược học Trường Đại học Y Dược Huế, tập 9 số 2 năm 2019, tr.106.
10. International Diabetes Federation (2019), Diabetes Atlas 9th edition 2019, available: https://diabetesatlas.org/atlas/ninth-edition/.