STRESS TRONG CÔNG VIỆC CỦA ĐIỀU DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Stress trong công việc của điều dưỡng ảnh hưởng đến hiệu quả chăm sóc, giảm sự hài lòng của người bệnh và tăng cao tỉ lệ bỏ nghề. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát stress trong công việc điều dưỡng và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả khảo sát 222 điều dưỡng đang làm việc tại các khoa lâm sàng. Bộ câu hỏi Stress của điều dưỡng – Nursing Stress Scale được thiết kế khảo sát trực tuyến. Các phép kiểm tương quan Pearson, kiểm định hai trung bình T – test, ANOVA được dùng để phân tích số liệu. Kết quả: Stress trong công việc của điều dưỡng ở mức thấp (0,76 ± 0,34). Nhóm nguyên nhân gây stress nhiều nhất là khối lượng công việc (1,03 ± 0,48) và thiếu kiến thức và sự chuẩn bị tâm lý của điều dưỡng (0,85 ± 0,50). Stress có mối liên quan với khoa điều dưỡng làm việc (p=0,001), kiêm nhiệm nhiệm vụ khác (p=0,033) và số ngày trực trong tuần (r=0,159; p=0,018). Kết luận: Stress trong công việc của ĐD ở mức thấp và đơn vị làm việc, sự kiêm nhiệm, thời gian trực là các yếu tố liên quan đến stress. Bổ sung nhân sự và tổ chức các lớp tập huấn về tâm lý cho điều dưỡng là cần thiết.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
stress, điều dưỡng, các yếu tố liên quan
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Thanh Hương, Huỳnh Ngọc Vân Anh, Tô Gia Kiên (2019), Stress nghề nghiệp và các yếu tố liên quan ở điều dưỡng bệnh viện tâm thần trung ương 2. Tạp chí Y học TPHCM, 23(5), tr.242-251.
3. Hoàng Thị Thanh Huyền, Nguyễn Minh An, Vũ Đình Sơn (2021), Thực trạng stress và các yếu tố liên quan của điều dưỡng tại bệnh viện K cơ sở 2 năm 2021. Khoa học điều dưỡng, 4(3), tr.159 -168.
4. Trần Thị Ngọc Mai (2012), Thực trạng Stress nghề nghiệp của Điều dưỡng lâm sàng đang học hệ cử nhân vừa làm vừa học tại trường đại học Thăng Long và đại học Thành Tây. Y học thực hành, 914(4), tr.129-135.
5. Nguyễn Trung Tần (2012), Stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang. Luận văn thạc sĩ tâm lý y học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Trần Thị Hồng Thắm (2014). Stress và đối phó stress của điều dưỡng lâm sàng tại bệnh viện Chợ Rẩy. Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
7. Dobnik M, Maletič M, & Skela-Savič B (2018), Work-Related Stress Factors in Nurses at Slovenian Hospitals - A Cross-sectional Study. Zdravstveno varstvo, 57(4), pp.192–200.
8. Khamisa N, Oldenburg B, Peltzer K, et al. (2015), Work-related stress, burnout, job satisfaction and general health of nurses. Int J Environ Res Public Health,12, pp.652–666.
9. Knezevic B, Milosevic M, Golubic R, Belosevic L, Russo A, Mustajbegovic, J (2011), Work- related stress and work ability among Croatian university hospital midwives. Midwifery, 27(2), pp.146-153.
10. Manabete S, John C, Makinde A, et al. (2016), Job stress among school administrators and teachers in Nigerian secondary schools and technical colleges. Int J Educ Learn Dev, 4, pp.1–9.
11. Park SA, Ahn SH (2015), Relation of compassionate competence to burnout, job stress, turnover intention, job satisfaction and organizational commitment for oncology nurses in Korea. Asian Pacific J Cancer Prev, 16, 5463–9.
12. WHO (2020), Occupational health: Stress at the workplace.