KIỂM ĐỊNH THANG ĐO KỸ NĂNG GIAO TIẾP- HỖ TRỢ NGƯỜI BỆNH RA QUYẾT ĐỊNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhân viên y tế thành thạo về kỹ năng giao tiếp-hỗ trợ người bệnh ra quyết định (Shared-decision making-SDM) đã được chứng minh là có liên quan tích cực đến việc cải thiện kết quả điều trị, chăm sóc. Tuy nhiên, hiện tại chưa có công cụ để đo lường kỹ năng này tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Kiểm định tính giá trị và độ tin cậy của thang đo 4HCS trước khi đưa vào sử dụng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thang đo được dịch từ ngôn ngữ gốc tiếng Anh sang tiếng Việt bằng phương pháp dịch thuận và ngược. Tính giá trị nội dung dịch thuật được thẩm định bởi các chuyên gia (chỉ số CVI). Thang đo sau đó được dùng để đánh giá kỹ năng SDM của sinh viên đối với người bệnh chuẩn qua băng ghi hình. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua mức độ đồng nhất nội tại (chỉ số Cronbach’s alpha), mối tương quan về điểm số giữa hai đánh giá viên (tương quan Pearson) và sự nhất quán trong điểm số của cùng một đánh giá viên (chỉ số ICC). Kết quả: Có tổng cộng 41 cuộc tư vấn được ghi hình và đánh giá. Về tính giá trị nội dung dịch thuật của hai thang đo, nhóm nghiên cứu đã có những điều chỉnh cho phù hợp với văn hóa và bối cảnh Việt Nam dựa trên góp ý của các chuyên gia. Mức độ đồng nhất nội tại tốt và mối tương quan về điểm số giữa hai đánh giá viên cũng như sự nhất quán của cùng đánh giá viên đều đạt chuẩn. Chỉ số S-CVI và I-CVI đều bằng bằng 1, Cronbach’s alpha là 0,72. Độ đồng nhất giữa hai đánh giá viên về điểm số của toàn bộ thang đo là 0,79 (p<0,05). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy thang đo 4HCS đã đạt chuẩn kiểm định. Bản dịch tiếng Việt của thang đo này có thể được sử dụng để đánh giá kỹ năng giao tiếp-hỗ trợ người bệnh ra quyết định giữa nhân viên y tế và người bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hỗ trợ người bệnh ra quyết định, giao tiếp, tính giá trị, độ tin cậy
Tài liệu tham khảo
2. Clayton M. F., Latimer S., Dunn T. W., et al. (2011), "Assessing patient-centered communication in a family practice setting: how do we measure it, and whose opinion matters?", Patient education and counseling, 84 (3), pp. 294-302.
3. Jensen B. F., Gulbrandsen P., Benth J. S., et al. (2010), "Interrater reliability for the Four Habits Coding Scheme as part of a randomized controlled trial", Patient education and counseling, 80 (3), pp. 405-409.
4. Koo T., Li M. (2016), "Cracking the code: providing insight into the fundamentals of research and evidence-based practice a guideline of selecting and reporting intraclass correlation coefficients for reliability research", Journal of Chiropractic Medicine, 15 (2), pp. 155-163.
5. Kottner J., Audigé L., Brorson S., et al. (2011), "Guidelines for reporting reliability and agreement studies (GRRAS) were proposed", International journal of nursing studies, 48 (6), pp. 661-671.
6. Krupat E., Frankel R., Stein T., et al. (2006), "The Four Habits Coding Scheme: validation of an instrument to assess clinicians’ communication behavior", Patient education and counseling, 62 (1), pp. 38-45.
7. Lenert L., Dunlea R., Del Fiol G., et al. (2014), "A model to support shared decision making in electronic health records systems", Medical Decision Making, 34 (8), pp. 987-995.
8. Mathijssen E. G. E., Vriezekolk J. E., Popa C. D., et al. (2020), "Shared decision making in routine clinical care of patients with rheumatoid arthritis: an assessment of audio-recorded consultations", Ann Rheum Dis, 79 (2), pp. 170-175.
9. Nunnally J. C. (1967), "Psychometric theory".
10. Polit D. F., Beck C. T. (2017), "Nursing Research: Generating and Assessing Evidence for Nursing Practice ", Wolters Kluwer Health Philadelphia.
11. Scholl I., Nicolai J., Pahlke S., et al. (2014), "The German version of the Four Habits Coding Scheme - association between physicians' communication and shared decision making skills in the medical encounter", Patient Educ Couns, 94 (2), pp. 224-9.
12. Stemler S. E., Tsai J. (2008), "Best Practices in Quantitative Methods", SAGE Publications, Inc., Thousand Oaks Thousand Oaks, California.