HÀNH VI TÌNH DỤC KHÔNG AN TOÀN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC CHẤP NHẬN SỬ DỤNG PrEP Ở NHÓM MSM TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020

Huỳnh Nguyễn Phương Quang1,, Huỳnh Nguyễn Phương Thảo2
1 Sở Y tế thành phố Cần Thơ
2 Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vấn đề mắc HIV gia tăng nhanh chóng trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) đang trở thành một thách thức lớn đối với cộng đồng và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV (PrEP) là một can thiệp có hiệu quả. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ thực hành hành vi tình dục không an toàn, tỷ lệ chấp nhận sử dụng PrEP và tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở nhóm MSM tại thành phố Cần Thơ năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích với 325 đối tượng MSM trên 18 tuổi từ các tụ điểm MSM tại thành phố Cần Thơ năm 2020. Kết quả: Tỷ lệ đối tượng MSM có hành vi tình dục không an toàn tại thành phố Cần Thơ năm 2020 là 48,3%. Các yếu tố liên quan đến việc thực hành hành vi tình dục không an toàn bao gồm: Người chung sống cùng (p=0,024), thu nhập hàng tháng (p=0,006), số lượng bạn tình quan hệ không thường xuyên (p=0,039), tần suất xét nghiệm HIV (p=0,003), cơ sở y tế xét nghiệm HIV (0,018) và mức độ rủi ro nhiễm HIV (p=0,014). Tỷ lệ đối tượng MSM đồng ý sử dụng PrEP là 81,5%. Các yếu tố liên quan bao gồm: Tần suất xét nghiệm HIV mỗi 3 tháng (p=0,005), sẵn sàng chia sẻ PrEP với MSM khác (p=0,001). Kết luận: Tỷ lệ MSM có hành vi tình dục không an toàn là 48,3% và tỷ lệ chấp nhận sử dụng PrEP là 81,5%. Các chiến dịch can thiệp hành vi tình dục không an toàn cần quan tâm đến nhóm người sống chung, thu nhập, số lượng bạn tình, việc xét nghiệm HIV và nhận thức mức độ rủi ro nhiễm HIV ở nhóm MSM; đồng thời đẩy mạnh truyền thông dựa vào cộng đồng và thông qua tư vấn xét nghiệm để nâng cao tỷ lệ chấp nhận sử dụng PrEP.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Arreola S., Hebert P., Makofane K., Beck J., Ayala G. (2012), Access to HIV Prevention and Treatment for Men Who Have Sex with Men: Finding from the 2012 Global Men’s Health and Rights Survey (GMHR) Oakland, Calif, USA: The Global Forum on MSM & HIV, (MSMGF).
2. Centers for Disease Control and Prevention (2018), HIV Surveillance Report (Updated), vol. 31.
3. Cowan Susan Alice, Gerstoft Jan, Haff Jacob et al (2012), Stable Incidence of HIV Diagnoses Among Danish MSM Despite Increased Engagement in Unsafe Sex. Journal of Acquired Immune Deficiency Syndromes, 61 (1), pp.106-111.
4. Liping Peng, Wang Nam Cao, Jing Gu et al (2019), Willingness to Use and Adhere to HIV Pre- Exposure Prophylaxis (PrEP) among Men Who Have Sex with Men (MSM) in China. Int J Environ Res Public Haelth, 16(14):2620.
5. Thuong Vu Nguyen, Nghia Van Khuu, Phuc Duy Nguyen et al (2016), Sociodemographic Factors, Sexual Behaviors, and Alcohol and Recreational Drug Use Associated with HIV Among Men Who Have Sex with Men in Southern Vietnam. AIDS Behav, 20(10), pp.2357-2371.
6. UNAIDS (2022), In Danger: UNAIDS Global AIDS Update 2022. Geneva, Switzerland: Joint United Nations Programme on HIV/AIDS.
7. Weiying Chen, Yi Ding, Jianghao Chen et al (2021), Awareness of and Preferences for Preexposure Prophylaxis (PrEP) among MSM at High Risk of HIV Infection in Southern China: Findings from the T2T Study. Biomed Res Int: 6682932.
8. Zhishan Sun, Qianfei Gu, Yifan Dai et al (2022), Increasing awareness of HIV pre-exposure prophylaxis (PrEP) and willingness to use HIV PrEP among men who have sex with men: a systematic review and meta-analysis of global data. J Int AIDS Soc, 25(3), e25883.
9. Zhuang Cui, Huijie Huang, Tiantian Zhang et al (2021), Low awareness of and willingness to use PrEP in the Chinese YMSM: An alert in YMSM HIV prevention. HIV Med, 22(3), pp.185-193.