Nghiên cứu khả năng tái hoà nhập cộng đồng ở bệnh nhân tâm thần phân liệt tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2021-2022

Lê Hoàng Vũ 1,
1 Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nam Bộ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đề tài này giúp nghiên cứu khả năng tái hoà nhập cộng đồng của bệnh nhân tâm thần phân liệt tại Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2021-2022 để từ đó đưa ra những kết luận và kiến nghị cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ tái hoà nhập cộng đồng tốt ở bệnh nhân tâm thần phân liệt tại Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 177 bệnh nhân tâm thần phân liệt (TTPL) đang được quản lý trong Chương trình mục tiêu quốc gia Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng tại Quận Ninh Kiều trong giai đoạn 2021-2022. Kết quả: Có 88 bệnh nhân (49,72%) tái hoà nhập cộng đồng tốt. Có 68,36% bệnh nhân có sự phục hồi tốt về khả năng chăm sóc bản thân. Có 68,36% số bệnh nhân có khả năng quan tâm chăm sóc  gia đình tốt. Có tới 70,06% bệnh nhân có sự phục hồi khả năng vui chơi giải trí tốt. Đa số bệnh nhân phục hồi khả năng tham gia các hoạt động xã hội tốt là 63,28%. Có 88 bệnh nhân (49,72%) phục hồi chức năng lao động tố. Kết luận: Liệu pháp phục hồi chức năng tâm lý xã hội cũng chiếm vai trò rất quan trọng. Điều đó giúp  cho bệnh nhân tái hoà nhập cộng đồng (49,72%), phục hồi chức năng chăm sóc bản thân tốt (chiếm tỉ lệ 68,36%), chức năng chăm sóc gia đình tốt (chiếm 68,36%); chức năng vui chơi giải trí tốt (chiếm 70,06%); chức năng hoạt động xã hội tốt (63,28%) và nhất là chức năng lao động tốt (49,72%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2001), “Rối loạn tâm thần và hành vi”, Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10, Nhà xuất bản Y học, tr.183-277.
2. Bộ Y tế (2008), “Phục hồi chức năng người có bệnh tâm thần”, Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, tr.01-10.
3. Bộ môn tâm thần Đại học Y Dược Cần Thơ (2020), Giáo trình tâm thần, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4. Bộ môn tâm thần Đại học Y Dược TP.HCM (2005), Tâm thần học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5. Bộ môn tâm thần và tâm lý Y học Học viện quân Y (2007), Tâm thần học và tâm lý học Y học, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội.
6. Đinh Thị Hoan (2012), “Đánh giá thực trạng chất lượng quản lý và điều trị bệnh nhân của 94 xã tham gia Dự án bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng tại tỉnh Khánh Hoà năm 2010”, Tạp chí Y học Việt Nam, Số đặc biệt năm 2012 (393), Tổng hội Y Dược học Việt Nam, tr.203-209.
7. Nguyễn Việt (1999), “Các khái niệm cơ bản về sức khoẻ tâm thần, bệnh tâm thần phân liệt, những hiểu biết cơ bản về điều trị, chăm sóc, quản lý và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng”, Chương trình quốc gia bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng, Hà Nội, tr.5-15.
8. Kaplan & Sadock,s (2004), “Schizophrenia”, Synopsis of psychiatry, Lippincott Williams & Wilkins: pp.471-504.
9. Kaplan & Sadock,s (2004), “Psychotherapies”, Synopsis of psychiatry, Lippincott Williams & Wilkins: pp.923-967.