THỰC TRẠNG THỰC HÀNH LIỆU PHÁP TẬP THỞ Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Lê Thị Thảo1,, Nguyễn Thị Kim Quyên1, Chu Thị Giang Thanh1
1 Trường Đại học Tây Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Báo cáo GOLD 2020 nhấn mạnh về vai trò nổi bật của vật lý trị liệu – phục hồi chức năng (VLTL-PHCN) bao gồm liệu pháp tập thở trong quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng thực hành tập thở trên người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đánh giá dựa theo bảng kiểm liệu pháp tập thở trên 100 người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên và Bệnh viện Quận 11. Kết quả: Tỷ lệ nhóm tuổi ≥ 60 chiếm đa số (76%) và có tới 74% bệnh nhân là nam giới. Có 6 người bệnh không tham gia liệu pháp tập thở cơ hoành chủ động. 100% người bệnh tham gia liệu pháp tập thở chúm môi. Tỷ lệ người bệnh thực hiện đúng bước 2 trong liệu pháp tập thở chúm môi chiếm tỷ lệ cao nhất (99%). Tỷ lệ người bệnh thực hiện đúng bước 1 và 2 trong liệu pháp tập thở cơ hoành chiếm tỷ lệ cao nhất (80% và 84%). Kết luận: Liệu pháp tập thở là một trong những liệu pháp hô hấp hỗ trợ người bệnh hô hấp đặc biệt là người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nhưng thực trạng thực hành liệu pháp tập thở trên người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính còn thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mã Vĩnh Đạt (2017), Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố thúc đẩy vào đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện ở nhóm nguy cơ cao, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Phạm Hữu Lư (2021), Đánh giá thực trạng liệu pháp tập thở ở bệnh nhân chấn thương ngực có dẫn lưu màng phổi tại trung tâm tim mạch và lồng ngực- Bệnh viện Hứu nghị Việt Đức năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam, 507 (1), tr.254-258.
3. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2019) "Sự thay đổi mức độ khó thở của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau hướng dẫn tập thở". Y học thực hành, 1098 (5), tr.22-26.
4. Phạm Thị Bích Ngọc, Vũ Thị Là, Lê Văn Cường (2020), Thực trạng thực hành tập thở của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Y học thực hành, 1136 (6), tr.70-73.
5. Nguyễn Thị Vân (2016), Nhận xét tình hành thực hiện liệu pháp hô hấp ở bệnh nhân chấn thương, vết thương ngực tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Luận văn tốt nghiệp cử nhân y khoa, Luận văn tốt nghiệp cử nhân y khoa, Đại học Y Hà Nội
6. Adeloye D, Chua S, Lee C, Basquill C, Papana A, Theodoratou E, et al. (2015), Global and regional estimates of COPD prevalence: Systematic review and meta-analysi. J Glob Health, 5 (2), tr.1-9.
7. Meek PM, Lareau SC (2003), Critical outcomes in pulmonary rehabilitation: assessment and evaluation of dyspnea and fatigue. J Rehabil Res Dev, 40 (5 Suppl 2), tr.13-24.
8. Ries AL, Bauldoff GS, Carlin BW, Casaburi R, Emery CF, Mahler DA, et al. (2007), Pulmonary Rehabilitation: Joint ACCP/AACVPR Evidence-Based Clinical Practice Guidelines. Chest, 131 (5 Suppl), pp.4-42.
9. Theander K, Jakobsson P, Jorgensen N, Unosson M (2009), Effects of pulmonary rehabilitation on fatigue, functional status and health perceptions in patients with chronic obstructive pulmonary disease: a randomized controlled trial. Clin Rehabil, 23 (2), pp.36-125.
10. Ubolnuar N, Tantisuwat A, Thaveeratitham P, Lertmaharit S, Kruapanich C, Mathiyakom W (2019), Effects of Breathing Exercises in Patients With Chronic Obstructive Pulmonary Disease: Systematic Review and Meta-Analysis. Ann Rehabil Med, 43 (4), pp.509-523.