NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHĂM SÓC TIỀN SẢN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP Ở PHỤ NỮ MANG THAI TẠI HUYỆN AN BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2021

Võ Thị Thúy Nhàn1,, Nguyễn Vủ Trường Giang2, Cao Đức Trí1, Trương Ngọc Thiệt3, Dương Phúc Lam4
1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Kiên Giang
2 Trung tâm y tế huyện Gò Công Tây
3 Trung tâm y tế huyện An Biên
4 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Chăm sóc trước sinh có vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong sơ sinh trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển và hầu hết các biến chứng phát triển trong thai kỳ là có thể phòng ngừa hoặc điều trị được. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ phụ nữ mang thai có kiến thức, thực hành đúng về chăm sóc tiền sản và tìm hiểu một số yếu tố liên quan; 2. Đánh giá kết quả can thiệp truyền thông trực tiếp đối với kiến thức, thực hành chăm sóc tiền sản tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 375 phụ nữ mang thai 14 đến 26 tuần đang sinh sống tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang với phương pháp chọn mẫu hệ thống. Kết quả: Tỷ lệ phụ nữ mang thai có kiến thức và thực hành đúng về chăm sóc tiền sản lần lượt là 49,3% và 55,2%. Có mối liên quan giữa tuổi và nghề nghiệp mẹ với kiến thức chăm sóc tiền sản, giữa kinh tế gia đình cũng như kiến thức chung về chăm sóc tiền sản với thực hành chăm sóc tiền sản. Các đối tượng có kiến thức và thực hành đúng sau can thiệp cao hơn so với trước can thiệp. Kết luận: Tỷ lệ phụ nữ mang thai có kiến thức và thực hành chăm sóc tiền sản còn thấp và kết quả của can thiệp bằng truyền thông là có hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ y tế (2016), Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế), Hà Nội, Việt Nam..
2. Bộ y tế (2017), Hướng dẫn quốc gia dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú (Ban hành kèm theo Quyết định số 776/QĐ-BYT ngày 08/03/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế), Hà Nội, Việt Nam. 3. Đàm Văn Cương, Lưu Thị Thanh Đào (2020), Chăm sóc tiền sản, Giáo trình Sản phụ khoa 1, tr.171-179.
4. Nguyễn Cẩm Hồng (2012), “Khảo sát kiến thức và thực hành về việc chăm sóc tiền sản của các thai phụ tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long năm 2011”, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
5. Phạm Văn Lình (2010), Phương pháp nghiên cứu khoa học sức khỏe (tái bản lần thứ nhất, có chỉnh sửa bổ sung), NXB Đại học Huế.
6. Ngô Viết Lộc, Lê Thanh Huyền (2018), “Nghiên cứu kiến thức và thực hành về chăm sóc tiền sản tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng năm 2015”, Tạp chí Y Học Việt Nam, Tập 471, số đặc biệt, tr.289-294
7. Lê Nguyễn Quang Thái (2017), “Nghiên cứu kiến thức và thực hành chăm sóc tiền sản ở thai phụ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ tại xã Giai Xuân và thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2016”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y học dự phòng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
8. Lê Anh Tuấn (2017), “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc tiền sản của thai phụ 3 tháng cuối thai kỳ tại huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh năm 2017”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 17, tr. 80-88.
9. Trần Kiều Yến (2017), “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc tiền sản và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai tại bệnh viện đa khoa quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ năm 2015-2016”, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
10. WHO (2019), Maternal mortality.