TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ-NỘI TRÚ VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Nguyễn Thị Ngọc Diễm1, Phạm Thành Suôl2,, Nguyễn Thiên Vũ2, Lữ Thiện Phúc2, Nguyễn Thị Hữu Hiếu2
1 Bảo hiểm Xã hội Cần Thơ
2 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc phối hợp thuốc trong điều trị là không thể tránh khỏi, nhất là trong tình trạng đa bệnh lý, đa triệu chứng. Đó chính là nguyên nhân làm cho tương tác thuốc bất lợi dễ xảy ra. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ và mức độ các tương tác thuốc xảy ra trong đơn thuốc ngoại trú và hồ sơ bệnh án nội trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021-2022; 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tương tác thuốc trong đơn thuốc ngoại trú và hồ sơ bệnh án nội trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021-2022. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 613 đơn thuốc điều trị ngoại trú và 248 hồ sơ bệnh án điều trị nội trú lưu trữ tại khoa Dược và khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ 3/2021 đến ngày 3/2022. Kết quả: Nghiên cứu phát hiện, 128 đơn thuốc có tương tác thuốc (20,9%) trong số 613 đơn thuốc điều trị ngoại trú và 65 hồ sơ bệnh án có tương tác thuốc (26,2%) trong số 248 hồ sơ bệnh án điều trị nội trú được đưa vào khảo sát. Trong đó, tương tác thuốc chống chỉ định chiếm tỷ lệ 7,8% và tương tác thuốc nghiêm trọng chiếm tỷ lệ 24,3% trong đơn thuốc điều trị ngoại trú.  Tương tác thuốc chống chỉ định chiếm tỷ lệ 5,8% và tương tác thuốc nghiêm trọng chiếm tỷ lệ 11% trong hồ sơ bệnh án điều trị nội trú. Có mối liên quan giữa độ tuổi của bệnh nhân, số lượng thuốc sử dụng trong đơn thuốc và khả năng xảy ra tương tác thuốc có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Độ tuổi của bệnh nhân càng cao, số lượng thuốc sử dụng càng nhiều thì nguy cơ xảy ra tương tác thuốc càng cao. Cần sàng lọc tương tác thuốc bất lợi thường xuyên để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và tránh các tác dụng không mong muốn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015), Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định.
2. Nguyễn Trọng Dự (2020), “Xây dựng danh mục tương tác thuốc bất lợi tiềm tàng trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện E Trung ương”, Luận văn Dược sĩ Chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội.
3. Hoàng Vân Hà (2018), “Xây dựng danh mục tương tác cần chú ý trong thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Thanh Nhàn – Hà Nội”, Luận văn Dược sĩ Chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
4. Linh Lan Hương (2020), “Xây dựng danh mục tương tác thuốc bất lợi cần chú ý trong thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn”, Luận văn Dược sĩ chuyên khoa I, trường Đại học Dược Hà Nội.
5. Lê Thị Hường, Nguyễn Thị Hiền (2016), “Khảo sát thực trạng tương tác thuốc tại khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên”, Tạp chí Y Dược học Quân sự, số 1-2016, tr.38-42.
6. Nguyễn Thị Hiền (2018), “Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế”, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
7. Trương Thiện Huỳnh (2020), “Nghiên cứu tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Vị Thanh”, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
8. Faisal Shakeel, Muhammad Aamir, Ahmad Farooq Khan, Tayyiba Nader Khan and Samiullah Khan (2018), “Epidemiology of potential drug-drug interactions in elderly population admitted to critical care units of Peshawar, Pakistan”, BMC Pharmacology and Toxicology.
9. Gagne J.J., Rabinowitz C., Maio V. (2018), “Prevalence and predictors of potential drug-drug interactions in Regione Emilia-Romagna, Italy”, Journal of Clinical Pharmacy and Therapeutics, 33(2), pp.141-51.
10. Sharifi H., Mahmoudi J., Hasanloei M.A.V. (2014), “Polypharmacy-induced drug-drug interactions; threats to patient safety”, Drug Res (Stuttg), 64(12), pp.633-642.