NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN U NGUYÊN BÀO MEN PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2021-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: U nguyên bào men có nguồn gốc từ răng và là tổn thương lành tính chiếm 10% trong tất cả các u nang vùng hàm mặt nhưng có tỉ lệ tái phát cao và có khả năng hóa ác. Do u nguyên bào men có tỷ lệ tái phát cao sau điều trị bảo tồn thông thường nên phẫu thuật điều trị triệt để được chấp nhận rộng rãi như là lựa chọn điều trị tốt nhất. Tuy nhiên, các kỹ thuật phẫu thuật khác nhau có những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe toàn thân, ngoại hình, giọng nói, hơi thở, khả năng nhai và nuốt của bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của u nguyên bào men xương hàm dưới. Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân u nguyên bào men xương hàm dưới và kết quả điều trị sau phẫu thuật 7 ngày và 90 ngày. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán u nguyên bào men xương hàm dưới dựa trên lâm sàng, phim X-quang và giải phẫu bệnh, có chỉ định điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu cắt ngang mô tả với bảng câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của Đại học Washington (UW-QoL) phiên bản 4.1 được dịch sang tiếng Việt. Kết quả: Triệu chứng chung là sưng mặt nhưng đau ít. Tất cả bệnh nhân đều phải phẫu thuật cắt đoạn xương hàm dưới. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật 7 ngày đều gặp khó khăn khi nhai, nuốt và đau. Sau phẫu thuật 90 ngày chất lượng cuộc sống của bệnh nhân có cải thiện hơn. Kết luận: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân u nguyên bào men sau khi phẫu thuật cắt đoạn xương hàm đều bị ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe toàn thân, ngoại hình, giọng nói, khả năng nhai và nuốt của bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
U nguyên bào men, chất lượng cuộc sống, cắt đoạn xương hàm dưới
Tài liệu tham khảo
2. Đỗ Thị Thảo (2010), “Đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh và biểu hiện protein p53 trong bướu nguyên bào men”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
3. Hammed Sikiru Lawal, Rafel Adetokunbo Adebola (2016), “Quality of life of patients surgically treated for ameloblastoma”, Nigerian Medical Journal, 57, 91-98.
4. Juanfang Zhu, Yanjie Yang (2013), “Assessment of quality of life and sociocultural aspects in patients with ameloblastoma after immediate mandibular reconstruction with a fibular free flap”, Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 52, 163-167.
5. Majid A, Sayeed B Z (2017), “Assessment and improvement of Quality of Life in Patients Undergoing Treatment for Head and Neck Cancer”, Cureus, 9(5).
6. Mário Rodrigues, Breno Amaral Rocha (2013), “Quality of life of Head and Neck cancer “, Brazilian Journal of Otorhinolaryngology, 79(1), 82-88.
7. Okoturo E, Ogunbanjo O, Akinlaye A, Bardi M (2011), “Quality of life of patients with segmental mandibular resection and immediate reconstruction with plates”, J Oral Maxillofac Surg, 69, 2253-9.
8. Simon EN, Merkx MA (2005), “Evaluation of quality of life among patients after extirpation of mandibular ameloblastoma”, East African Medical Journal, 82(6), 314-319.
9. University of Washington Quality of Life Questionnaire (UW-QOL v4 and v4.1), Guidance for scoring and presentation (2018).
10. Vibha Singh, Satish Dhasmana (2010), “Clinicopathological Study and Treatment Outcome of 40 Cases of Ameloblastoma - A Seven Year Retrospective Report”, World Articles in Ear, Nose and Throat, Vol 3-2.
11. Weymuller EA Jr., Alsarraf R, Yueh B, Deleyiannis FW, Coltrera MD (2001), “Analysis of the performance characteristics of the University of Washington Quality of Life instrument and its modification (UW-QOL-R)”, Arch Otolaryngol Head Neck Surg, 127, 489-93.
12. WHOQOL User Manual, WHO/HIS/HSI Rev 2012.