PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐẶT MẢNH GHÉP HOÀN TOÀN NGOÀI PHÚC MẠC ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN Ở BỆNH NHÂN TRÊN 40 TUỔI NĂM 2020 – 2022

Nguyễn Minh Tiến1,, Phạm Văn Năng 1
1 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Thoát vị bẹn là một bệnh lý ngoại khoa thường gặp, có nhiều phương pháp điều trị bao gồm mổ mở và nội soi. Tại Cần Thơ, phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép hoàn toàn ngoài phúc mạc điều trị thoát vị bẹn ở những bệnh nhân trên 40 tuổi chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu này. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phân loại thoát vị bẹn ở bệnh nhân trên 40 tuổi; 2. Đánh giá kết quả điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép hoàn toàn ngoài phúc mạc ở bệnh nhân trên 40 tuổi tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang ở 80 bệnh nhân trên 40 tuổi, được điều trị thoát vị bẹn bằng phương pháp phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép hoàn toàn ngoài phúc mạc. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 59,1 ± 11,6. Có 11,2% bệnh nhân thoát vị bẹn 2 bên, thoát vị bẹn bên phải 52,5%, bên trái 36,3%. Thoát vị bẹn gián tiếp chiếm tỉ lệ 81,3%, trực tiếp 12,5% và hỗn hợp 6,2%. Thời gian phẫu thuật trung bình 60,3 ± 21,3 phút. Có 3,8% trường hợp rách phúc mạc và 1,2% tổn thương động mạch thượng vị dưới. Thời gian nằm viện trung bình sau mổ 2,3 ± 0,8 ngày. Đánh giá kết quả sớm: Tốt 36,3%, khá 61,2% và trung bình 2,5%. Kết quả sau 12 tháng: Tốt 97,5%, khá 2,5%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn bằng phương pháp đặt mảnh ghép hoàn toàn ngoài phúc mạc ở bệnh nhân trên 40 tuổi là an toàn và hiệu quả. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Huy Cường (2019), Đánh giá kết quả điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép ngoài phúc mạc ở bệnh nhân trên 40 tuổi tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang, Luận văn Bác sĩ Chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Phan Đình Tuấn Dũng (2017), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc với tấm lưới nhân tạo 2D và 3D trong điều trị thoát vị bẹn trực tiếp, Luận văn Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
3. Vương Thừa Đức, Dương Ngọc Thành (2011), “Đau mạn tính vùng bẹn đùi sau mổ thoát vị bẹn”, Tạp chí Y Dược học Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 115-123.
4. Nguyễn Văn Liễu (2004), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật Shouldice trong điều trị thoát vị bẹn, Học viện Quân Y Hà Nội.
5. Trần Đỗ Nhân (2017), Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới nhân tạo ngoài phúc mạc ở bệnh nhân thoát vị bẹn theo thang điểm Carolinas, Luận văn Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.
6. Lê Quốc Phong (2015), Đánh giá kết quả ứng dụng đặt tấm lưới nhân tạo theo phương pháp Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên, Luận văn Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
7. Đỗ Mạnh Toàn (2019), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi qua ổ phúc mạc đặt lưới nhân tạo điều trị thoát vị bẹn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Luận văn Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Hà Nội.
8. Trần Thanh Tuấn (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh siêu âm và đánh giá kết quả sớm điều trị thoát vị bẹn bằng phương pháp đặt tấm lưới nhân tạo 3D nội soi ngoài phúc mạc tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2018 – 2019, Luận văn Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
9. Ghazzal A., Qatawnech T., Abusiene A. (2012), “Total extra peritoneal laparoscopic inguinal hernioplasty: Early experience at the royal medical services hospitals of Jorrdan Armed forrces”, Journal of the royal medical services, 18(2), 5-10.
10. HerniaSurge Group (2018), “International guidelines for groin hernia management”, Hernia, 22(1), 1-165.
11. Kalwaniya D.S., et al. (2019), “Subcutaneous emphysema following laparoscopic totally extraperitoneal inguinal hernia repair - a case series”, International Journal of Current Advanced Research, 8(11), 18527-18530.
12. Mahroos M.A., Vassiliou M. (2017), “Laparoscopic Totally Extraperitoneal (TEP) Inguinal Hernia Repair”, Texbook of Hernia, Springer International, Switzerland, 99-107.
13. McKernan Barry J., Henry Laws L. (1993), “Laparoscopic repair of inguinal hernias using a totally extraperitoneal prosthetic approach”, Surg Endosc, 7, 26-28.
14. Peacock E., Madden W. (1974), “Studies on the Biology and Treatment of Recurrent Inguinal Hernia”, Ann. Surg. , 179(5), 567-571.
15. Zhou Xue-Lu, et al. (2021), “Totally Extraperitoneal Herniorrhaphy (TEP): Lessons Learned from Anatomical Observatio”, Minimally Invasive Surgery, 1-8.