NGHIÊN CỨU CÁC DẤU ẤN HUYẾT THANH NHIỄM HBV, MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ HBsAg VÀ TẢI LƯỢNG VI RÚT Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN B MẠN CHƯA ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Nguyễn Thị Cẩm Hồng1,, Đỗ Hoàng Long2, Huỳnh Thị Kim Yến2, Lê Thị Hoàng Mỹ2, Trịnh Thị Hồng Của2, Phan Hoàng Đạt2
1 Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Viêm gan B mạn là nguyên nhân hàng đầu của bệnh gan, các dấu ấn huyết thanh đã được đánh giá về sự liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh và trong một số nghiên cứu gần đây cho thấy định lượng HBsAg có tiềm năng ứng dụng lâm sàng trong quản lý và theo dõi điều trị đối với bệnh nhân viêm gan B mạn. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các dấu ấn huyết thanh nhiễm HBV, xác định mối tương quan giữa nồng độ HBsAg và tải lượng HBV DNA huyết thanh ở bệnh nhân viêm gan B mạn chưa điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 95 bệnh nhân được chẩn đoán xác định viêm gan vi rút B mạn chưa điều trị đến khám tại Phòng khám gan, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 4/2021-4/2022. Bệnh nhân được tiến hành xét nghiệm định tính HBeAg, định lượng HBsAg, đo tải lượng vi rút HBV DNA, thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Trong số 95 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân có HBeAg+) là 27,4%. Nồng độ HBsAg trung bình trên 95 mẫu nghiên cứu là 3,6±0,94 log10 IU/mL, tải lượng vi rút HBV DNA là 4,83±1,86 log10 IU/mL. Có mối tương quan trung bình giữa nồng độ HBsAg và HBV DNA trên 95 mẫu nghiên cứu với r=0,57(p<0,001). Kết luận: nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ HBeAg(+) thấp hơn HBeAg(-), nồng độ trung bình HBsAg và HBV DNA ở nhóm bệnh viêm gan B mạn có HbeAg(+) cao hơn so với nhóm HBeAg(-), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, trong nghiên cứu này cho thấy mối tương quan trung bình giữa nồng độ HBsAg và HBV DNA.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Mạnh Cường, (2015), “Thực trạng nhiễm vi rút viêm gan B của đối tượng đến khám tại bệnh viện Hồng Đức, Hải Phòng năm 2014”, Tạp chí Y học Việt Nam, 430(1), tr.133-137.
2. Nguyễn Thị Hữu Duyên (2015), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính bằng Tenofovir tại phòng khám gan, bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2014-2015”, Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp trường, trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Nguyễn Thị Hoa, Trần Ngọc Ánh (2014), “Mối tương quan giữa nồng độ HBsAg, HBV DNA trong theo dõi điều trị viêm gan B mạn”, Tạp chí Y học Việt Nam, 2(421), tr.46-50.
4. Trần Đỗ Hùng (2021), “Nghiên cứu tình hình nhiễm virus viêm gan B và C ở những bệnh nhân đến khám tại phòng khám Nội tiêu hóa gan mật Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ 20162017”, Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp trường, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Võ Triều Lý, Nguyễn Thị Cẩm Hường, Phạm Thị Lệ Hoa (2016), “Tương quan giữa HBsAg định lượng và HBV DNA ở bệnh nhân nhiễm HBV mạn HBeAg âm tính”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 20(1), tr.273-278.
6. Lê Văn Nam (2021), “Nghiên cứu mối tương quan giữa tải lượng HBV DNA và hoạt độ enzym ALT ở bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn tính”, Tạp chí Y học Việt Nam, 2(500), tr.95-99.
7. Lê Đức Nhuận (2017), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị sớm bệnh viêm gan virus B mạn tại Bệnh viện Quân Y 121 năm 2016-2017”, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
8. Phạm Hoàng Phiệt, Nguyễn Phương Thảo (2010), “Khảo sát mối tương quan giữa lượng HBsAg và một số kết quả về virus học và lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính hoạt động chưa điều trị đặc hiệu”, Tạp chí Gan mật Việt Nam, 13, tr.5-14.
9. Dương Hữu Tín (2014), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị sớm ở bệnh nhân viêm gan siêu vi B tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ”, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
10. Cornberg M., Wong V.W., Locarnini S., Brunetto M., et al. (2017), “The role of quantitative hepatitis B surface antigen revisited”, J Hepatol, 66(2), pp.398-411
11. Ganji A., Esmaeilzadeh A., Ghafarzadegan K., Helalat H., et al. (2011), “Correlation between HBsAg quantitative assay results and HBV DNA levels in chronic HBV”, Hepat Mon, 11(5), pp. 342-345.
12. Mak L.Y., Seto W.K., Fung J., et al. (2020), “Use of HBsAg quantification in the natural history and treatment of chronic hepatitis B”, Hepatol Int, 14(1), pp.35-46.
13. 13.Thomas V., Zacharia G.S., Indusarath S., et al. (2014), “Correlation between serum quantitative HBsAg and HBV DNA levels with histological activity index and hepatic HBsAg expression in liver biopsy specimens of patients with treatment naive chronic viral hepatitis B infection”, Viral Hepatitis, 22, pp.816
14. Yang N., Feng J., Zhou T., Li Z., et al. (2018), “Relationship between serum quantitative HBsAg and HBV DNA levels in chronic hepatitis B patients”, J Med Virol, 90(7), pp.1240-1245.
15. WHO (2017), “Global Hepatitis Report 2017”, Geneva.