STRESS, LO ÂU, TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI CÁC BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Stress, lo âu, trầm cảm là tình trạng sức khỏe tinh thần phổ biến ở tất cả các lứa tuổi, giới tính và nghề nghiệp. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tình trạng stress, lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích trên 398 nhân viên y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Cần Thơ được phỏng vấn thông qua bộ câu hỏi tự điền theo thang đo trầm cảm, lo âu, stress (DASS-21) từ tháng 10/2021 đến tháng 5/2022. Kết quả: Tỷ lệ nhân viên y tế mắc stress, lo âu và trầm cảm lần lượt là 10,3%; 8,3%; 6,8% đa số ở mức độ nhẹ và vừa. 4,3% nhân viên y tế có cùng ba dạng rối loạn trên. Nhân viên y tế thường xuyên bị người bệnh, người nhà người bệnh phàn nàn, đe dọa, hành hung; tiếp xúc với hóa chất trong môi trường làm việc làm tăng nguy cơ mắc stress, lo âu, trầm cảm, không có khác biệt giữa các mức độ mắc bệnh theo giới tính, trình độ. Kết luận: Các yếu tố nguy cơ dẫn đến stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế cần tầm soát nhằm phát hiện sớm để có biện pháp hỗ trợ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Stress, nhân viên y tế, DASS-21
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Ngọc Y Phương, Nguyễn Phương Toại, Lê Minh Hữu, Đỗ Thiện Tùng , Nguyễn Trường An và Phan Thanh Hải (2020), “Trầm cảm, lo âu, stress ở nhân viên y tế tỉnh Kiên Giang năm 2019”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 32, tr.140-147.
3. Phạm Ngọc Thanh và cộng sự (2016), “Khảo sát sức khỏe tâm trí của nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, TP. Hồ Chí Minh năm 2016”, Tạp chí Y tế Công cộng, Tập tháng 3/2019, số 47, tr.24-30.
4. Nguyễn Mạnh Tuân và cộng sự (2018), “Stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế Bệnh viện Trưng Vương năm 2018”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 22, số 6, tr.71-79.
5. Lê Thị Thanh Xuân (2020), “Stress nghề nghiệp của điều dưỡng lâm sàng tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2017”, Tạp chí nghiên cứu Y học, Tập 129, số 5, tr.8-13.
6. Darija Salopek-Ziha, Marina Hlavati, Zvjezdana Gvozdanovi, et al. (2020), “Differences in Distress and Coping with the COVID-19 Stressor in Nurses and Physicians”, Australian Health Review, Vol 32 (2), pp. 287-293.
7. Lovibond S.H , Lovibond P.F (1995), Manual for the Depression Anxiety Stress Scales. (2nd. Ed.), Sydney: Psychology Foundation,
8. Siddaway A. P. , Wood A. M. and Taylor P. J. (2017), “The Center for Epidemiologic StudiesDepression (CES-D) scale measures a continuum from well-being to depression: Testing two key predictions of positive clinical psychology”, Journal of Affective Disorders, 213, pp.180-186.
9. Siti Nasrina Yahaya, Shaik Farid Abdull Wahab, et al. (2018), “Prevalence and associated factors of stress, anxiety and depression among emergency medical officers in Malaysian hospitals”, World Journal of Emergency Medicine, Vol 9, (3), pp.178-186.
10. Thach Duc Tran, Tuan Tran , Jane Fisher (2013), “Validation of the depression anxiety stress scales (DASS- 21) as a screening instrument for depression and anxiety in a rural communitybased cohort of northern Vietnamese women”, BMC Psychiatry, Vol 13, pp.13- 24.
11. World Health Organization (2020), “World Mental Health Day: the campaign”, [Internet], [Aug 2020 27], [cited Jan 2021 09], Available from: URL: https://www.who.int/campaigns/worldmental-health-day/world-mental-health-day-2020/world-mental-health-day-campaign.