KHẢO SÁT TỶ LỆ TRẺ 18-36 THÁNG CÓ NGUY CƠ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ BẰNG THANG ĐIỂM M-CHAT-R/F TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ DĨ AN TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2024

Trần Văn Tài1, Lê Văn Khoa1, Đỗ Thị Hồng Thắm1, Nguyễn Huỳnh Thanh Xuân1, Nguyễn Văn Trình1, Nguyễn Nhật Duy1, Phạm Minh Chuyên1, Võ Văn Thi1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh, đặc trưng bởi những khiếm khuyết về giao tiếp và tương tác xã hội. Việc can thiệp sớm đưa đến nhiều kết quả có lợi cho trẻ, vì vậy vai trò của sàng lọc vô cùng quan trọng. Trong đó thang điểm M-CHAT-R/F là một trong những công cụ sàng lọc RLPTK phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, với ưu điểm là ít tốn kém, dễ thực hiện trong cộng đồng, độ nhạy 87-97% và độ đặc hiệu 95-99%. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỷ lệ trẻ 18-36 tháng có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm M-CHAT-R/F tại Trung tâm y tế thành phố Dĩ An tỉnh Bình Dương năm 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 484 trẻ từ 18-36 tháng tuổi đến khám tại Trung tâm y tế thành phố Dĩ An tỉnh Bình Dương. Kết quả: Tỷ lệ trẻ 18-36 tháng tại Trung tâm Y tế thành phố Dĩ An tỉnh Bình Dương có M-CHAT-R dương tính (≥3 điểm) là 7,0%, tỷ lệ trẻ có M-CHAT-R/F dương tính (≥2 điểm) là 5,2%. Các câu dương tính chiếm tỷ lệ cao nhất ở các trẻ dương tính với M-CHAT-R/F là câu 3 (60% trẻ không chơi đóng vai hay giả vờ), câu 4 (60% trẻ không thích leo trèo) và câu 12 (56% trẻ cảm thấy khó chịu với tiếng ồn xung quanh). Kết luận: Tỷ lệ trẻ 18-36 tháng có nguy cơ rối loạn phổ tự bằng thang điểm M-CHAT-R/F tại thành phố Dĩ An tỉnh Bình Dương là 5,2%. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Oner, O., & Munir, K. M. Modified Checklist for Autism in Toddlers Revised (MCHAT-R/F) in an Urban Metropolitan Sample of Young Children in Turkey. Journal of autism and developmental disorders. 2020. 50(9), 3312–3319. https://doi.org/10.1007/s10803-019-04160-4.
2. Bộ Y tế. Quyết định 1862/QĐ-BYT. Hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ. 2022.
3. CDC. CDC’s Autism and Developmental Disabilities Monitoring (ADDM) Network. National Center on Birth Defects and Developmental Disabilities. 2020. https://www.cdc.gov/autism/data-research/index.html.
4. Võ Văn Thi. Khảo sát tỷ lệ trẻ từ 18 tháng đến 36 tháng có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm M-CHAT-R/F tại các trường mầm non tỉnh Cà Mau năm 2022. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2023. 520(1B).
5. Nguyễn Minh Phương và cộng sự. Khảo sát tỷ lệ trẻ từ 18-36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm M-CHAT tại trường mầm non ở thành phố Cà Mau 2020. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 124-128.
6. Lê Thị Vui. Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18-30 tháng và rào cản tiếp cận dịch vụ chẩn đoán, can thiệp rối loạn phổ tự kỷ tại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng. Trường đại học Y tế công cộng. 2020.
7. Trần Thiện Thắng. Khảo sát tỷ lệ trẻ từ 18-36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ tại phòng khám bệnh viện nhi đồng cần thơ bằng thang điểm M-CHAT. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2019. 22-25, 293-304.
8. Phạm Thị Nhị. Kết quả sàng lọc phát hiện sớm nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18-30 tháng bằng bảng kiểm M-CHAT và một số yếu tố liên quan tại tỉnh Hòa Bình năm 2017. Luận văn Thạc sĩ, 2019, Trường đại học Y tế công cộng.