MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN VÀ TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Thành Nghiêm1,, Phạm Thành Suôl2
1 Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Viêm phổi bệnh viện là bệnh lý rất nặng, thường gặp nhất trong các nhiễm khuẩn bệnh viện, tỉ lệ điều trị thất bại cao do tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn ngày càng tăng. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm vi khuẩn gây bệnh và xác định tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn được phân lập trên bệnh nhân viêm phổi bệnh viện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên bệnh án của bệnh nhân viêm phổi bệnh viện được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc và khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2021-2022. Kết quả: Trong số 102 bệnh án được thu nhận vào nghiên cứu, các vi khuẩn gây bệnh phổ biến là Klebsiella pneumoniae 44%, Acinetobacter bauminni 27%, Escherichia coli 12% và Pseudomonas aeruginosa 7%. Các vi khuẩn gram âm đề kháng cao với các nhóm: cephalosporin, carbapenem, fluoroquinolon. K. pneumonia còn nhạy cảm amikacin  (52%), A. baumannii đề kháng với hầu hết các loại kháng sinh trừ colistin (nhạy 100%), P.  aeruginosa nhạy với colistin 100%, E. coli còn nhạy với amikacin 100%, carbapenem trên 60%, piperacillin/tazobactam 60%. Kết luận: Vi khuẩn gram âm là tác nhân chủ yếu gây viêm phổi bệnh viện và hầu hết các vi khuẩn này hiện đã đề kháng rất cao với cephalosporin, carbapenem, fluoroquinolon.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lâm Nguyệt Anh, Phạm Thành Suôl (2020), “Đặc điểm vi khuẩn và tình hình đề kháng kháng sinh trên bệnh nhân viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 29/2020, 105-109.
2. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội, Nhà xuất bản y học.
3. Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn phòng ngừa viêm phổi bệnh viện trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội, Ban hành kèm theo Quyết định số: 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế.
4. Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam (2017), Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị viêm phổi bệnh viện viêm phổi thở máy, Hà Nội, Nhà xuất bản Y học Hà Nội
5. Nguyễn Việt Hùng (2019), “Phân tích thực trạng tiêu thụ kháng sinh và sử dụng kháng sinh trong viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên”, Luận văn thạc sĩ Dược học, Đại học Dược Hà Nội.
6. Đặng Văn Ninh, Trần Văn Ngọc, Phạm Hùng Vân (2016), “Đề kháng Carbapenem của Pseudomonas aeruginosa và Acenetobacter baumannii gây viêm phổi bệnh viện và viêm phổi thở máy tại khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Nguyễn Tri Phương”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, số 1/2016, 85-90.
7. Phan Trần Xuân Quyên, Võ Phạm Minh Thư (2020), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, sự đề kháng kháng sinh và kết quả điều trị viêm phổi bệnh viện do vi khuẩn Acinetobacter baumannii khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 30/2020, 9-10.
8. Đinh Chí Thiện, Võ Phạm Minh Thư (2021), “Nghiên Cứu đặc điểm đề kháng kháng sinh và kết quả điều trị ở bệnh nhân viêm phổi thở máy do vi khuẩn gram âm đa kháng tại khoa Hồi sức tích cực- Chống độc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ 2019-2020”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 36/2021, 31-32 9. Nguyễn Tri Thức, Phạm Thị Ngọc Thảo, Lê Quốc Hùng (2020), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, Nhà xuất bản Y học.
10. Nguyễn Thị Tuyến (2018), “Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh Carbapenem tại Bệnh viện Bạch Mai”, Luận văn thạc sĩ Dược học, Đại học Dược Hà Nội.
11. Dương Thị Thanh Vân, Ngô Văn Truyền (2019), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 22/2019, 3-5.
12. Andre C Kalil, Mark L Metersky, Michael Klompas, et al. (2016), “Management of adults with hospital-acquired and ventilator-associated pneumonia: 2016 clinical practice guidelines by the Infectious Diseases Society of America and the American Thoracic Society”, Clinical Infectious Diseases, 63I, e61-e111
13. David N Gilbert, HF Chambers, GM Eliopoulos, MS Saag (2019), “The Sanford guide to antimicrobial therapy 2019”, Antimicrobial Therapy Inc.,Vt, 88-89.