TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA STAPHYLOCOCCUS AUREUS VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN CHỐC TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Chốc là bệnh nhiễm trùng da nông thường gặp ở trẻ em, có tính lây nhiễm cao, rất dễ thành dịch bệnh. Trước đây, điều trị chốc chủ yếu bôi kháng sinh tại chỗ và chỉ dùng kháng sinh uống trong trường hợp bệnh lan rộng. Tuy nhiên, việc chẩn đoán chưa kịp thời và điều trị chưa phù hợp có thể là nguyên nhân sinh ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus và đánh giá kết quả điều trị trên bệnh nhân chốc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 74 bệnh nhân chốc đến khám và điều trị tại bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ. Kết quả: 43 trường hợp bệnh nhân bị chốc có kết quả cấy vi khuẩn dương tính, trong đó có 34 trường hợp phân lập được Staphylococcus aureus (79,6%). S. aureus kháng với nhiều loại kháng sinh trong đó 100% kháng với Penicillin và Erythromycin, kháng Clindamycin,Trimetroprim/Sufamethoxazol, Cefixim và Cefuroxim là 97,1%, kháng Ceftriaxon là 93,5%, còn nhạy với Oxacillin, Amoxicillin/acid clavulanic, Ciprofloxacin, Tetracylin, Vancomycin và Linezolide. Tỷ lệ MRSA là 91,2%. Sau 3, 5 và 7 ngày theo dõi điều trị, bệnh nhân đáp ứng tốt và rất tốt lần lượt là 1,4%, 14,9% và 79,7%. Kết luận: S. aureus gần như kháng toàn bộ với Penicillin, Erythromycin, và vẫn còn nhạy cao với Vancomycin và Linezolid. Phối hợp kháng sinh toàn thân và tại chỗ là liệu pháp hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân chốc trung bình và nặng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chốc, kháng kháng sinh, Staphylococcus aureus
Tài liệu tham khảo
2. Trần Trọng Hào (2019), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Da liễu, Nhà xuất bản Y học, TP Hồ Chí Minh, tr.232-234.
3. Huỳnh Phú Kha (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố liên quan và đánh giá kết quả điều trị bệnh chốc ở trẻ em tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2016-2017, Luận văn tốt nghiệp Đại học Y dược Cần Thơ, Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
4. Mai Thị Liên (2014), Đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị bệnh chốc bằng cefixim kết hợp với fucidin, Luận văn thạc sĩ y học, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Đỗ Thị Thúy Nga (2011), Qui trình thao tác chuẩn về thử nghiệm tính nhạy cảm kháng sinh-cập nhật lần thứ 21, Viện Tiêu chẩn Lâm sàng và Xét nghiệm, Hà Nội, tr. 7-26.
6. Phan Nữ Đài Trang (2017), Khảo sát tỉ lệ kháng kháng sinh và gen quy định độc tố exfoliative toxins của các chủng Staphylococcus aureus phân lập tại Viện Pasteur TP. HCM, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, 19(1), tr. 15-23.
7. Trần Nguyên Ánh Tú (2016), Tình trạng kháng thuốc in vitro của Staphyloccocus aureus và Streptococcus pyogennes gây bệnh chốc ở trẻ em đến khám tại Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 20(2), tr.63-69.
8. D'Cunha N. M. et al (2018), Mpetigo: A need for new therapies in a world of increasing antimicrobial resistance, J Clin Pharm Ther, 43(1), pp. 150-153.
9. Heal C. et al (2019), Antibiotic stewardship in skin infections: a cross-sectional analysis of earlycareer GP's management of impetigo, BMJ Open, 9(10), pp. 31527.
10. Koning S. et al. (2012), Interventions for impetigo, Cochrane Database Syst Rev, 1(1), pp. 003261.
11. Marwan K. Al Zebary (2017), The Prevalence, Molecular Characterization and Antimicrobial Susceptibility of S. aureus Isolated from Impetigo Cases in Duhok, Iraq, The Open Dermatology Journal, 11(1), pp.22-29.
12. Sewon Kang et al (2019), Superficial Cutaneous Infections and Pyodermas, Fitzpatrick' Dematology, Mc Graw Hill, pp.2719-2745.
13. Sewon Kang (2019), Bacterial Diseases, Fitzpatrick’s Dermatology 9th edition, McGraw-Hill Education, USA, pp. 2720-2924.
14. Silver Spring (2010), Draft guidance on Mupirocin, Food and Drug Administration, pp. 3-6.
15. Theos K. R. et al (2019), Staphylococcus aureus Antibiotic Susceptibilities in Infections in an Outpatient Dermatology Office on O'ahu, Hawaii J Med Public Health, 78(5), pp. 163-168.