THỰC TRẠNG PHƠI NHIỄM VỚI MÁU VÀ DỊCH CƠ THỂ KHI THỰC HÀNH LÂM SÀNG CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VÀ XÉT NGHIỆM

Nguyễn Thị Hồng1, Ngô Thị Dung2,, Trần Đỗ Hùng1, Nguyễn Kim Cương1, Lê Thị Thuỳ Trang1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong quá trình thực tập tại bệnh viện, sinh viên thường xuyên tiếp xúc với máu và dịch cơ thể, tiềm ẩn nguy cơ phơi nhiễm với các bệnh truyền nhiễm. Đánh giá thực trạng phơi nhiễm là một bước quan trọng giúp đưa ra những can thiệp phù hợp, giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm trong quá trình thực hành lâm sàng của sinh viên. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát thực trạng phơi nhiễm và xử lý với máu và dịch cơ thể khi thực tập tại bệnh viện thực hành của sinh viên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, khảo sát bằng bộ câu hỏi tự điền trên 215 sinh viên khối ngành điều dưỡng và xét nghiệm năm thứ 3 và 4. Kết quả: Qua khảo sát 215 sinh viên, có 49 (22,8%) sinh viên có tiếp xúc trực tiếp máu hoặc dịch cơ thể thông qua mắt, miệng, niêm mạc hoặc da. Trong số 49 trường hợp sinh viên có tiếp xúc trực tiếp máu hoặc dịch cơ thể, có 32 trường hợp tiếp xúc trực tiếp máu hoặc dịch cơ thể từ 2 lần trở lên. Thao tác thường gặp nhất dẫn đến phơi nhiễm khi sinh viên tiếp xúc trực tiếp máu hoặc dịch cơ thể là qua rút máu (30,1%). Tỷ lệ sinh viên được xử lý sau phơi nhiễm là 32,7% (n=16), trong đó có 3 trường hợp xác định được tình trạng nhiễm HIV/HBV/HCV. Kết luận: Nguy cơ phơi nhiễm thường gặp nhất qua thao tác rút máu. Tỷ lệ sinh viên được xử lý sau phơi nhiễm còn thấp, cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để giảm thiểu rủi ro cho sinh viên trong quá trình thực tập.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Hướng dẫn tiêm an toàn. Ban hành kèm theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/09/2012 của Bộ Y tế về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn. 2012, 25-30.
2. Centers for Disease Control and Prevention. Infection control in healthcare personnel: infrastructure and routine practices for occupational infection prevention and control services. 2019, 35-49.
https://www.cdc.gov/infection-control/media/pdfs/Guideline-Infection-Control-HCP-H.pdf.
3. University of New Mexico Hospital. Blood/body fluid exposure checklist. 2019, 1-14.
https://hsc.unm.edu/medicine/departments/emergency-medicine/_docs/clinical_resources/generalpolicies-and-guidelines/bfe-packet-20190211-updated-2019.pdf.
4. Kessler C.S., McGuinn M., Spec A., Christensen J., Baragi R. et al. Underreporting of blood and body fluid exposures among health care students and trainees in the acute care setting: A 2007 survey. American Journal of Infection Control. 2011. 39(2), 129-134. doi:10.1016/j.ajic.2010.06.023.
5. Jung J.Y. Exposure to blood and body fluids during the clinical practicum of paramedic students. Journal of the Korea Society of Computer and Information. 2019. 24(3), 175-179. https://doi.org/10.9708/jksci.2019.24.03.175.
6. Singru SA, Banerjee A. Occupational exposure to blood and body fluids among health care workers in a teaching hospital in Mumbai, India. Indian J Community Med. 2008. 33(1), 26-30. DOI: 10.4103/0970-0218.39239.
7. Lee C.S., Hwang J.H., Seon S.Y., Jung M.H., Park J.H. et al. Medical students were exposed to blood and body fluids during clerkship. The Korean Journal of Medicine. 2008. 74(5), 500-505.
8. Iliyasu B.Z., Amole T.G., Galadanci H.S., Abdullahi S.S., Iliyasu Z. et al. Occupational Exposure to Blood and Body Fluids and Knowledge of HIV Post-Exposure Prophylaxis among Medical and Allied Health Students in Northern Nigeria. Int J Occup Environ Med. 2020. 11(4), 196-209, doi: 10.34172/ijoem.2020.2094. PMID: 33098404; PMCID: PMC7740050.
9. Elisa, N., Ssenyonga, L., Iramiot, J. S., Nuwasiima, D., & Nekaka, R. Sharp/Needlestick Injuries Among Clinical Students at A Tertiary Hospital in Eastern Uganda. medRxiv. 2023. 2:2023, https://doi.org/10.1101/2023.02.01.23285330.