KHẢO SÁT MÃ VẠCH ADN, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LÁ TRẦU KHÔNG (Piper betle L.)

Nguyễn Thị Trang Đài1, Lê Thị Thanh Yến1, Nguyễn Hữu Nhân1, Thân Đặng Tuyết Minh1, Nguyễn Ngọc Nhã Thảo1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Lá trầu không (Piper betle L.) là một dược liệu phổ biến, được ứng dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Việc nghiên cứu các đặc điểm định danh cũng như thành phần hoá học của lá trầu không tạo cơ sở khoa học cho việc khai thác và ứng dụng an toàn, hiệu quả trong lĩnh vực y học. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các đặc điểm thực vật học, mã vạch ADN và thành phần hóa học của lá trầu không. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mẫu lá trầu không được thu thập tại tỉnh Hậu Giang. Đánh giá đặc điểm thực vật học được thực hiện thông qua phân tích hình thái và vi học, trong khi mã vạch ADN được xác định bằng phương pháp điện di trên gel agarose. Thành phần hóa học được xác định thông qua quá trình chiết xuất tuần tự bằng ba dung môi có độ phân cực tăng dần. Các hợp chất chính được nhận diện thông qua các thuốc thử đặc hiệu. Kết quả: Nghiên cứu đã xác định được đặc điểm hình thái, cấu trúc vi học, trong đó đặc trưng là sự hiện diện của lỗ khí khổng vòng bào, ống tiết và tế bào tiết tinh dầu, Mã vạch ADN đã khẳng định đúng loài Piper betle. Phân tích hóa học cho thấy sự hiện diện của tinh dầu, flavonoid, alkaloid, tanin (polyphenol), saponin, và triterpenoid. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin về đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học của lá trầu không (Piper betle L.), có tiềm năng ứng dụng trong việc lựa chọn và sử dụng dược liệu này một cách phù hợp và an toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Hùng. Nhận thức dược liệu và cây thuốc. Nhà xuất bản Y học. 2021. 131.
2. Sarma C., Rasane P., Kaur S., Singh J., Singh J et al. Antioxidant and antimicrobial potential of selected varieties of Piper betle L. (Betel leaf). An Acad Bras Cienc. 2018. 90, 3871–3878, doi: 10.1590/0001-3765201820180285.
3. Das S., Parida R., Sandeep I.S., Nayak S., Mohanty S. Biotechnological intervention in betelvine (Piper betle L.): A review on recent advances and future prospects. Asian Pacific J. Trop. Med. 2016. 9, 938–946, doi: 10.1016/j.apjtm.2016.07.029.
4. Võ Văn Chi. Tự điển thực vật thông dụng-tập 2. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. 2004. 1386-1387.
5. Kwankaew P., Sangkanu S., Mitsuwan W., Boonhok R., Lao-On U. et al. Inhibitory and antiadherent effects of Piper betle L. leaf extract against Acanthamoeba triangularis in co-infection with Staphylococcus aureus and Pseudomonas aeruginosa: A sustainable one-health approach. Vet World. 2024. 17(4), 848-862, doi: 10.14202/vetworld.2024.848-862.
6. Noorazlan N.A.A., Camalxaman S.N., Mohamed E., Haron N., Rambely A.S. et al. Larvicidal potential of plant-based extracts against dengue vector: A short review. Medical Journal of Malaysia. 2024. 79(Suppl 1), 203-208.
7. Umar R.A., Zahary M.N., Rohin M.A.K., Ismail S. Chemical Composition and The Potential Biological Activities of Piper Betel–A Review. Malaysian Journal of Applied Sciences. 2018. 3, 1-8.
8. Madhumita M., Guha P., Nag A. Extraction of betel leaves (Piper betle L.) essential oil and its bio-actives identification: Process optimization, GC-MS analysis and antimicrobial activity. Industrial Crops and Products. 2019. 138, 111578. doi: 10.1016/j.indcrop.2019.111578.
9. Chakraborty J.B., Mahato S.K., Joshi K., Shinde V., Rakshit S. et al. Hydroxychavicol, a Piper betle leaf component, induces apoptosis of CML cells through mitochondrial reactive oxygen species-dependent JNK and endothelial nitric oxide synthase activation and overrides imatinib resistance. Cancer Science. 2012. 103(1), 88-99, doi: 10.1111/j.1349-7006.2011.02107.x.
10. Bộ Y Tế. Dược điển Việt Nam V. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2018.
11. Phạm Hoàng Hộ. Cây cỏ Việt Nam, tập III. Nhà xuất bản trẻ. 2002. 454-457.
12. Doyle, J.J., Doyle, J.L. Isolation of plant DNA from fresh tissue. Focus. 1990. 12, 13-15.
13. Pin K.Y., Chuah T.G., Rashih A.A., Law C.L., Rasadah M.A., et al. Drying of Betel Leaves (Piper betle L.): Quality and Drying Kinetics. Drying Technology. 2009. 27, 149–155, doi:
10.1080/07373930802566077.
14. Ramarao K.D.R., Razali Z., Somasundram C., Kunasekaran W., Jin T.L. Effects of Drying Methods on the Antioxidant Properties of Piper betle Leaves. Molecules. 2024. 29(8), 1762, doi: 10.3390/molecules29081762.