TÌNH HÌNH PHÁT HIỆN MỘT SỐ TÁC NHÂN GÂY BỆNH Ở ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI BẰNG KỸ THUẬT REAL-TIME PCR TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ TỪ NĂM 2020 ĐẾN 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Gánh nặng về các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), bao gồm cả nhiễm Human papillomavirus (HPV) đang là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng được quan tâm, khi giai đoạn đầu dấu hiệu triệu chứng thường âm thầm và dễ bỏ qua, và thông tin về tỷ lệ nhiễm các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục vẫn còn ít. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tình hình nhiễm qua mô tả tỷ lệ dương tính của các nhân gây bệnh ở đường sinh dục dưới và sự phân bố các type của HPV bằng phương pháp xét nghiệm real-time PCR. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu, được thực hiện trên 128 bệnh nhân đến khám với khó chịu ở đường sinh dục dưới và điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 01/2020 đến tháng 10/2024. Kết quả: Phần lớn là bệnh nhân nữ chiếm 83,6%, thuộc nhóm >40 tuổi với tỷ lệ cao nhất (45,3%). Hầu hết bệnh nhân chỉ nhiễm một tác nhân gây bệnh chiếm 98,4%, và đồng nhiễm chiếm tỷ lệ thấp (1,6%). Tác nhân HPV có tỷ lệ dương tính chiếm nhiều nhất 10,5%, ba tác nhân Chlamydia trachomatis, Neissseria gonorrhoeae và Herpes simplex virus đều có tỷ lệ dương tính là 8,7%, còn Haemophilus ducreyi chiếm 4,3%. Trong các bệnh nhân nhiễm Human papillomavirus, phát hiện được các type nguy cơ cao gồm type 16 hoặc 18 chiếm 35,7%, và các type nguy cơ cao khác chiếm đến 50,0%. Kết luận: Human papillomavirus là tác nhân gây bệnh ở đường sinh dục dưới là thường gặp nhất, đặc biệt các type nguy cơ cao đối với ung thư. Tầm soát định kỳ để phát hiện sớm các tác nhân gây bệnh ở đường sinh dục dưới bằng kỹ thuật real-time PCR hiện đại giúp ích nhiều trong công tác khám bệnh và điều trị bệnh hiệu quả.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs), real-time PCR, Human papillomavirus (HPV)
Tài liệu tham khảo


2. O. Taku, Adrian Brink, Tracy L Meiring, Anna-Lise Williamson and et al. Detection of sexually transmitted pathogens and co-infection with human papillomavirus in women residing in rural Eastern Cape, South Africa. PeerJ. 2021. 9, e10793, doi: 10.7717/peerj.10793.


3. Cao Thị Thu Cúc, Nguyễn Văn Thắng và Cao Hữu Nghĩa. Xác định các Genotype human papilloma virus bằng kỹ thuật real time PCR trên các bệnh nhân khám sàng lọc tại viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh 2021-2022. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 519(2), DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v519i2.3690.


4. Sun Jung Lee, Tae Su Jang, Jae-Sik Jeon, and Jae Kyung Kim. Coinfections with multiple sexually transmitted pathogens in Republic of Korea, 2018-2020. J Clin Lab Anal. 2022. 36(10), tr. e24682, DOI: 10.1002/jcla.24682.

5. Lâm Đức Tâm, Trần Ngọc Dung và Nguyễn Vũ Quốc Huy. Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Human Papilloma Virus và các yếu tố liên quan của phụ nữ từ 18 đến 69 tuổi tại thành phố Cần Thơ. Tạp chí Phụ sản. 2013. 11(2), 83-88, doi: 10.46755/vjog.2013.2.390.


6. Nguyễn Thị Huyền Thương, Hoa Nguyễn Thị Phương, Doanh Lê Hữu, Phượng Hoàng Thị, Quân Nguyễn Khắc, My Lê Huyền. Xác định tác nhân nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục bằng xét nghiệm lai phân tử. Tạp chí Da liễu học Việt Nam. 2023. (40), DOI: https://doi.org/10.56320/tcdlhvn.40.104.


7. Nguyễn Hoài Bắc, Trần Văn Kiên và Cao Thắng Nguyễn. Đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân gây nhiễm trùng qua đường tình dục (sti) ở nam giới tại Vệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2022. 153(5), 32-40, DOI: https://doi.org/10.52852/tcncyh.v153i5.803.


8. Hoàng Hải Yến, Nguyễn Thị Thu Hường, Pham Thế Vương và cộng sự. Nghiên cứu chế tạo bộ

Kit realtime PCR đa mồi phát hiện một số tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp tại Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024. 541(2), DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v541i2.10814.


9. H. T. V. Bui, Huyen T Bui, Anh T V Nguyen and et al. Simultaneous real-time PCR detection of nine prevalent sexually transmitted infections using a predesigned double-quenched TaqMan probe panel. PLoS One. 2023. 18(3), e0282439, doi: 10.1371/journal.pone.0282439.


10. F. Hernández-Rosas, M. Rey-Barrera, U. Conejo-Saucedo, M. P. de León-Bautista and et al. Monitoring Sexually Transmitted Infections in Cervicovaginal Exfoliative Samples in Mexican Women. Pathogens. 2021. 10(12), doi: 10.3390/pathogens10121618.


11. M. Nguyen, Giang M Le, Hanh T T Nguyen, Hinh Duc Nguyen, and Jeffrey D Klausner. Acceptability and feasibility of sexually transmissible infection screening among pregnant women in Hanoi, Vietnam. Sex Health. 2019. 16(2), 133-138, doi: 10.1071/SH18041.


12. B. H. Nguyen, Quan Minh Pham, Long Hoang and et al. Investigating the microbial pathogens of sexually transmitted infections among heterosexual Vietnamese men with symptomatic urethritis. Aging Male. 2022. 25(1), 125-133, doi: 10.1080/13685538.2022.2063272.


13. M. A. Zonta, Anne Liljander, Karina B Roque, Marina Tiemi Shio and et al. Prevalence of sexually transmitted infections and human papillomavirus in cervical samples from incarcerated women in São Paulo, Brazil: a retrospective single-center study. Front Public Health. 2024. 12, 1353845, doi: 10.3389/fpubh.2024.1353845.


14. Nguyễn Đức Hinh, Ngô Văn Toàn, Lưu Thị Hồng, Lê Duy Toàn và cộng sự. Mối liên quan giữa nhiễm HPV nguy cơ cao và ung thư cổ tử cung tại Việt Nam. Tạp chí Phụ Sản. 2015. 13(02), 06-08.

15. Phan Văn Bảo Thắng, Nguyễn Hoàng Bách, Nguyễn Văn Thành, Trần Thị Như Hoa, Ngô Viết Quỳnh Trâm. Ứng dụng kỹ thuật real-time PCR và reverse DOT-BLOT xác định type HPV có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung.Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 2017. 3(7), DOI: https://www.doi.org/10.34071/jmp.2017.3.15.


16. Anil K. Chaturvedi, Hormuzd A. Katki, Allan Hildesheim and et al. Human Papillomavirus Infection with Multiple Types: Pattern of Coinfection and Risk of Cervical Disease. Journal of Infectious Diseases. 2011. 203, 910–20, DOI: 10.1093/infdis/jiq139.

