NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG BÁNH CHÈ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Trần Hoàng Anh1,, Phan Đình Mừng2, Nguyễn Lê Hoan1, Nguyễn Nữ Thu Phúc1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Quân y 175

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Gãy xương bánh chè chiếm 1% tổng số các loại gãy xương và phẫu thuật kết hợp xương bánh chè bằng kỹ thuật xuyên đinh néo ép số tám sử dụng phổ biến. Qua thực tế lâm sàng tại Thành phố Cần Thơ, chúng tôi nhận thấy kỹ thuật trên có nhiều ưu điểm hơn các kỹ thuật khác vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân gãy xương bánh chè điều trị bằng phẫu thuật kết hợp xương; 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy xương bánh chè bằng kỹ thuật xuyên đinh néo ép số tám tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ tháng 6/20215/2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu 41 bệnh nhân gãy xương bánh chè được phẫu thuật xuyên đinh néo ép số tám tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ tháng 6/2021-5/2022. Kết quả: Nghiên cứu gồm 58,54% nam, 41,46% nữ, tuổi trung bình 49,98 tuổi. Gãy xương bánh chè bên trái gấp 1,56 lần bên phải, 70,73% gãy kín, 29,27% gãy hở. Về hình ảnh X-quang, 41,46% gãy ngang, 19,54% gãy cực dưới. Sau 2 tháng, 100% đã tạo can xương. Sau 4 tháng, 85,37% đạt tầm vận động khớp gối >120°, kết quả phục hồi chức năng khớp gối theo Bostman: 70,73% rất tốt, 26,83% tốt và không đạt 2,44%. Kết luận: Điều trị bệnh nhân gãy xương bánh chè bằng kỹ thuật xuyên đinh néo ép số tám cho kết quả tốt và có thể áp dụng rộng rãi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Trung Dũng (2014), “Nhận xét kết quả phẫu thuật gãy xương bánh chè tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội”, Tạp chí Y học thực hành, (4), tr.74-76.
2. Nguyễn Triết Hiền và cộng sự (2016), “Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy xương bánh chè tại bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Bệnh viện An Giang, (10), tr.59. 3. Tô Đức Khôi (2018), Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy kín xương bánh chè tại Bệnh viện Việt Đức, Luận văn chuyên khoa cấp II chuyên ngành Chấn thương chỉnh hình, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Văn Đức Minh Lý (2008), “Phẫu thuật điều trị gãy xương bánh chè”, Hội nghị thường niên lần thứ XV Hội chấn thương chỉnh hình Tp. Hồ Chí Minh, tr. 22-28.
5. Nguyễn Đức Phúc và cộng sự (2019), “Vỡ xương bánh chè”, Chấn thương chỉnh hình, tr.432-435.
6. Trần Quang Sơn (2014), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật xuyên đinh néo ép trong điều trị gãy xương bánh chè tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2013-2014”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. Akhilesh Rathi and Others (2012), “Percutaneous tension band wiring for patellar Fractures”, Journal of orthopaedic surgery 2012, 20, pp.166-169.
8. Anand B. Jabshetty (2005), “A comparative study of modified tension band wiring and cerclage wiring in management of tranverse fractures of patella”, Indian Jounal of Science and Technology, 4, pp. 1314-1321.
9. Bonnaig NS. And Others (2015), “Fix it or discard it? A retrospective analysis of functional outcomes after surgically treated patella fractures comparing ORIF with partial pallectomy”, J Orthop Trauma, 29(2), pp. 80-84.
10. Böstman A and Others (1983), “Fractures of the patella treated by operation”, Arch. Orthop Trauma Surg, 102, pp. 78-81.
11. Clement Gwinner and Others (2016), “Current concepts review: Fractures of the patella”, GMS Interdiscip plast reconstr surg DGPW 2016.
12. S. Abdolhossein Mehdinasab (2012), “Assessment Results of Patellar Fractures Treatment after Tension Band Wiring”, Zahedan Journal of Research in Medical Sciences, 15, pp. 60-62.
13. Wu, C. C., Tai, C. L., & Chen, W. J. (2001), “Patellar tension band wiring: a revised technique”, Archives of Orthopaedic and Trauma Surgery, 121(1-2), pp. 12-16.