TIÊU CHẢY CẤP DO VI RÚT Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VÙNG TÂY NGUYÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Vi rút là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp ở trẻ em với tỷ lệ lưu hành thay đổi liên tục. Để hạn chế sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân tiêu chảy cấp do vi rút, việc cập nhật dịch tễ học các tác nhân gây bệnh và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng là rất cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các vi rút gây tiêu chảy cấp và mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị tiêu chảy cấp do vi rút. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 165 bệnh nhi từ 01 đến 59 tháng tuổi được chẩn đoán tiêu chảy cấp nhập khoa Nhi tổng hợp bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên từ 05/2023 – 12/2023. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm vi rút là 41,8%, gồm Norovirus (33,6%), Adenovirus (15,1%), Sapovirus (5,9%), Bocavirus (3,4%), Rotavirus (1,7%), Enterovirus (0,8%), Saffoldvirus (0,8%) và Aichivirus (0,8%). Lứa tuổi thường gặp là 6 – 24 tháng tuổi (78,3%). 15,2% được uống ngừa vắc xin RoV. Tỷ lệ suy dinh dưỡng là 8,7%. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là nôn (87,3%), sốt (56,5%), viêm hô hấp trên (21,8%) và tiêu phân nước (73,9%). 95,6% bệnh nhân tiêu chảy không mất nước. Tỷ lệ tăng bạch cầu chiếm 19,6%. Điều trị bù dịch đường uống là 89,1%, đường tĩnh mạch là 54,4%, tỷ lệ sử dụng kháng sinh là 60,9%. Thời gian điều trị hầu hết trong vòng 7 ngày (84,8%). Kết luận: Tiêu chảy do vi rút chiếm tỷ lệ cao (41,8%), trong đó 2 tác nhân hàng đầu là Norovirus (33,6%) và Adenovirus (15,1%). Triệu chứng lâm sàng nổi bật là nôn nhiều, tiêu phân nước và thường có viêm hô hấp trên.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tiêu chảy cấp, vi rút, trẻ em
Tài liệu tham khảo
2. Estimates of global, regional, and national morbidity, mortality, and aetiologies of diarrhoeal diseases: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015. Lancet Infect Dis. 2017. 17(9), 909-948.
3. E. Burnett, U.D. Parashar, et al. Global Impact of Rotavirus Vaccination on Diarrhea Hospitalizations and Deaths Among Children <5 Years Old: 2006-2019. J Infect Dis. 2020. 222(10), 1731-1739.
4. C.N. Thompson, M.V. Phan, et al. A prospective multi-center observational study of children hospitalized with diarrhea in Ho Chi Minh City, Vietnam. Am J Trop Med Hyg. 2015. 92(5), 1045-52.
5. Trần Quang Khải. 14 tác nhân vi sinh gây tiêu chảy cấp ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2024. 174(1), 117-125.
6. Bùi Ngọc Minh Thanh. Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị và tác nhân vi sinh gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ 1 tháng đến dưới 5 tuổi nhập khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 1. Luận văn thạc sĩ Y học. Trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 2023.
7. E.A. Hugho, H.H. Kumburu, et al. Enteric Pathogens Detected in Children under Five Years Old Admitted with Diarrhea in Moshi, Kilimanjaro, Tanzania. Pathogens. 2023. 12(4).
8. S. Goldar, G. Rajbongshi, et al. Occurrence of viral gastroenteritis in children below 5 years: A hospital-based study from Assam, India. Indian J Med Microbiol. 2019. 37(3), 415-417.
9. Phạm Việt Bách, Nguyễn Thành Trung. Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ 2 tháng đến
5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2021. 505(2), 205-209.
10. Phạm Võ Phương Thảo. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí Y Dược học-Trường Đại học Y Dược Huế 2021. 1(21). 24-29.