TỔNG QUAN HỆ THỐNG VỀ GIÁO DỤC LIÊN NGÀNH CỦA KHỐI NGÀNH SỨC KHỎE
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Giáo dục liên ngành (IPE) là môn học khi sinh viên từ hai hay nhiều ngành khác nhau học cùng nhau để nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân. Giáo dục liên ngành ngày càng trở nên phổ biến và đặc biệt quan trọng trong khối ngành giáo dục sức khỏe. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm, hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến chương trình giáo dục liên ngành. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đề tài tìm kiếm các nghiên cứu trên các cơ sở dữ liệu điện tử Pubmed, Science Direct và The Cochrane Library từ tháng 01/1988 đến tháng 12/2023 bằng cách sử dụng các từ khóa: "Interprofessional education”, “Interprofessional Relation”, “Collaborate”, “Cooperate”, “Effective”, “Characteristic”, “Factor”, “Attitude”, “Perception” và kết hợp các từ khóa bằng toán tử Boolean: “OR”, “AND”. Kết quả: Tổng cộng có 2436 nghiên cứu được trích xuất sau tìm kiếm dữ liệu và 50 nghiên cứu thỏa tiêu chí lựa chọn được đưa vào phân tích. Các nghiên cứu được chọn xuất bản trong giai đoạn năm 2010-2023. Sinh viên y khoa và điều dưỡng là 2 ngành học chiếm tỉ lệ tham gia các mô hình IPE cao nhất (76,0%). Thực hành là phương pháp giảng dạy IPE được đề cập nhiều nhất (60,0%). Sinh viên sau khi tham gia chương trình IPE đều nâng cao kiến thức, thái độ, kỹ năng. Thời gian, lịch trình là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chương trình IPE phổ biến nhất (30,0%). Kết luận: Tổng quan này cho thấy các chương trình IPE đang được triển khai rộng khắp và gia tăng theo thời gian với các hiệu quả tích cực lên kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên. Nghiên cứu tổng quan hệ thống này là thông tin hữu ích để các trường trong lĩnh vực khoa học sức khoẻ tham khảo để triển khai IPE.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Giáo dục liên ngành, Khối ngành sức khỏe, Tổng quan hệ thống
Tài liệu tham khảo
2. Sundberg K, Reeves S, Josephson A, Nordquist J. Framing IPE. Exploring meanings of interprofessional education within an academic health professions institution. Journal of interprofessional care. Nov-Dec 2019. 33 (6), 628-635, doi: 10.1080/13561820.2019.1586658.
3. Olson R, Bialocerkowski A. Interprofessional education in allied health: a systematic review. Medical education. Mar 2014. 48 (3), 236-46, doi: 10.1111/medu.12290.
4. World Health Organization. Framework for action on interprofessional education and collaborative practice. 2010. Accessed March 20, 2024. https://www.who.int/publications/i/item/framework-foraction-on-interprofessional-education-collaborative-practice.
5. Reeves S, Fletcher S, Barr H, et al. A BEME systematic review of the effects of interprofessional education: BEME Guide No. 39. Medical teacher. Jul 2016. 38 (7), 656-68, doi: 10.3109/0142159X.2016.1173663.
6. Aldriwesh MG, Alyousif SM, Alharbi NS. Undergraduate-level teaching and learning approaches for interprofessional education in the health professions: a systematic review. BMC Med Educ. Jan 3 2022. 22 (1), 13, doi: 10.1186/s12909-021-03073-0.
7. Spaulding EM, Marvel FA, Jacob E, et al. Interprofessional education and collaboration among healthcare students and professionals: a systematic review and call for action. Journal of interprofessional care. Jul-Aug 2021. 35 (4), 612-621, doi: 10.1080/13561820.2019.1697214.
8. Herath C, Zhou Y, Gan Y, Nakandawire N, Gong Y, Lu Z. A comparative study of interprofessional education in global health care: A systematic review. Medicine. Sep 2017. 96 (38), e7336, doi: 10.1097/MD.0000000000007336.
9. Riskiyana R, Claramita M, Rahayu GR. Objectively measured interprofessional education outcome and factors that enhance program effectiveness: A systematic review. Nurse education today. Jul 2018. 66, 73-78, doi: 10.1016/j.nedt.2018.04.014.