ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẺ THAI TO TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Hồng1,, Nguyễn Phương Sinh1, Hoàng Quốc Huy1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trọng lượng thai nhi khi sinh có một vai trò quan trọng trong đời sống của trẻ sơ sinh. Trọng lượng của trẻ là một yếu tố góp phần không nhỏ tới tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh trong thời kỳ sơ sinh, sự phát triển về trí tuệ thể lực của trẻ sau này. Đẻ thai to có thể xảy ra nhiều nguy cơ cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh. Phát hiện và đánh giá nguy cơ thai to có ý nghĩa quan trọng trong chăm sóc thai nghén và tiên lượng cuộc đẻ. Người bác sĩ sản khoa cần phát hiện sớm các đối tượng nguy cơ, quản lý thai nghén tốt, điều trị sớm các bệnh lý có thể dẫn đến thai to. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các trường hợp sinh thai to đủ tháng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 232 thai phụ mang thai đủ tháng đến sinh tại khoa Sản bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong thời gian từ 01/2020 đến 12/2020. Kết quả: Tuổi trung bình của các sản phụ sinh con to là 27,32 ± 7,31 tuổi. Chiều cao tử cung trung bình của sản phụ sinh con to là 33,73 ± 1,73 (cm). Vòng bụng trung bình của sản phụ sinh con to là 106,20 ± 8,01 (cm). Tỷ lệ đái tháo đường thai kì là 7,3%. Tuổi thai trung bình khi sinh là 39,28 ± 1,33 (tuần). Trọng lượng trung bình các trường hợp thai to đủ tháng trong nghiên cứu là 3737,93 ± 263,56 g. Số bà mẹ có tiền sử sinh con to chiếm tỷ lệ 45,6%. Cân nặng thai nhi theo dự đoán trên siêu âm 3542,24 ± 230,99 (g). Kết luận: Tuổi trung bình của các sản phụ là 27,32 ± 7,31 tuổi. Trọng lượng trung bình các trường hợp thai to đủ tháng là 3737,93 ± 263,56 g. Tỷ lệ đái tháo đường thai kì là 7.3%. Cân nặng thai nhi theo dự đoán trên siêu âm là 3542.24 ± 230.99 (g).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn sản. Bài giảng sản phụ khoa tập 1. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2016. 22-33. Tính chất thai nhi và phần phụ đủ tháng.
2. Bệnh viện Từ Dũ. Phác đồ điều trị sản phụ khoa. Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh. 2019. 77-79.
3. Nguyễn Thị Quốc Hiền. Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sơ sinh đủ tháng quá cân đẻ tai bệnh viện Gang Thép từ tháng 6/2010 đến tháng 6/2011. Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên. 2011.
4. Jolly M. C., et al. Risk factors for macrosomia and its clinical consequences: a study of 350,311 pregnancies. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol. 2003. 111(1), 9-14, doi: 10.1016/s03012115(03)00154-4.
5. Trương Thị Linh Giang. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thái độ xử trí các trường hợp sinh thai to tại khoa sản bệnh viện trường đại học y dược Huế. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 2020. 5, 78-84.
6. Mengesha H. G., et al. Low birth weight and macrosomia in Tigray, Northern Ethiopia: who are the mothers at risk?. BMC Pediatr. 2017. 17(1), 144, doi: 10.1186/s12887-017-0901-1.
7. Hà Thị Thanh Nga. Nghiên cứu một số liên quan và kết quả xử trí thai to. Trường Đại học Y Dược Huế. 2018.
8. F. G. Tela, et al. Fetal macrosomia and its associated factors among singleton live-births in private clinics in Mekelle city, Tigray, Ethiopia. BMC Pregnancy Childbirth. 2019. 19(1), 219, doi: 10.1186/s12884-019-2379-3.
9. Y. J. Xie et al. Associations of neonatal high birth weight with maternal pre-pregnancy body mass index and gestational weight gain: a case-control study in women from Chongqing, China. BMJ Open. 2016. 6(8), 10, doi: 10.1136/bmjopen-2015-010935.
10. Radsapho Bua Saykham. Nghiên cứu so sánh tình hình và thái độ xử trí thai từ 4000g trở lên ở những sản phụ đến đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 1996 với năm 2006. Trường Đại Học Y Hà Nội. 2007.
11. N. Schwartz et al. Macrosomia has its roots in early placental development. Placenta. 2015. 35(9), 90.
12. E. Araujo Júnior et al. Macrosomia. Best Pract Res Clin Obstet Gynaecol. 2017. 38, 83-96.