TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC HẠ HUYẾT ÁP TRÊN BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN LỌC MÁU CHU KỲ BẰNG THẬN NHÂN TẠO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2021

Nguyễn Minh Thùy1,, Phạm Thành Suôl2
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh thận mạn giai đoạn cuối phải điều trị bằng chạy thận nhân tạo làm tăng gánh nặng chi phí điều trị và tăng tỷ lệ tử vong. Việc lựa chọn các thuốc điều trị tăng huyết áp trên đối tượng này cần được quan tâm để đảm bảo tính an toàn. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ sử dụng và đánh giá tính hợp lý của thuốc hạ huyết áp trên bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trên hồ sơ bệnh án (HSBA) ngoại trú của bệnh nhân suy thận mạn có chỉ định lọc máu chu kỳ bằng thận nhân tạo tại khoa Thận lọc máu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2021. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Trên 384 HSBA ngoại trú của các bệnh nhân khác nhau được khảo sát có tuổi trung bình là 48,1±13,6. Số lượng thuốc hạ huyết áp trung bình trong một đơn thuốc là 3,4±0,9. Nhóm thuốc sử dụng nhiều nhất là nhóm chẹn kênh canxi với tỷ lệ 85,2%. Phác đồ phối hợp 3 nhóm thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,2%. Phối hợp 3 nhóm thuốc chẹn thụ thể angiotensin, chẹn kênh canxi, lợi tiểu được chỉ định nhiều nhất. Tỷ lệ sử dụng thuốc hạ huyết áp hợp lý là 50,8%. Kết luận: Thuốc chẹn kênh canxi là thuốc điều trị được sử dụng ở đa số bệnh nhân. Phác đồ phối hợp 3 nhóm thuốc hạ huyết áp được ưu tiên sử dụng ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ bằng thận nhân tạo. Tỷ lệ sử dụng thuốc hạ huyết áp hợp lý là 50,8%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2018), Dược thư quốc gia Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2021), Danh mục tương tác thuốc chống chỉ định trong thực hành lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Hồ Hải Đăng, Nguyễn Như Hồ (2020), “Khảo sát tình hình điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu,” Tạp chí Y Học thành phố Hồ Chí Minh, 24(3), tr.54-62.
4. Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam (2018), Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp.
5. Ngô Dương Quỳnh Như (2017), “Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2016”, Khoá luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học. Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
6. Nguyễn Vĩnh Phú và cộng sự (2018), “Nghiên cứu điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân suy thận mạn đang lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Trung ương Huế”, Tạp chí Y học Việt Nam, 471(số đặc biệt), tr.207-217.
7. Nguyễn Thành Tam, Dương Xuân Chữ (2022), “Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân đang lọc máu định kỳ tại bệnh viện quân dân y Đồng Tháp năm 2019-2021”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 45, tr.37-43.
8. Nguyễn Thị Anh Thi, Nguyễn Văn Tập (2016), “Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp kèm suy thận mạn tại khoa Nội thận- lọc máu Bệnh viện quận Bình Thạnh TP. Hồ Chí Minh năm 2014”, Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 20(S5), tr.525-531.
9. Phạm Anh Thoại (2020), “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định”, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
10. Ossman DH, et al. (2015), Identification of drug-related problems in patients with chronic kidney disease maintained on hemodialysis in sulaimani city, J. Pharm. Sci. Innov., 4(3), pp. 172-175.
11. Pantelis AS, et al. (2017), “Hypertension in dialysis patients: a consensus document by the European Renal and Cardiovascular Medicine (EURECA-m) working group of the European Renal Association–European Dialysis and Transplant Association (ERA-EDTA) and the Hypertension and the Kidney working group of the European Society of Hypertension (ESH)*”, Nephrology Dialysis Transplantation, 32(4), pp.620-640.
12. Pugh D, Gallacher PJ, Dhaun N. (2019), “Management of Hypertension in Chronic Kidney Disease”, Drugs, 79(4), pp.365-379.
13. Subeesh VK, et al. (2020), “Evaluation of prescribing practices and drug-related problems in chronic kidney disease patients: A cross-sectional study”, Perspect Clin Res, 11, pp.70-74.
14. Tadvi NA, Hussain S (2020), “Analysis of prescription pattern in patients on maintenance hemodialysis”, Indian Journal of Pharmacy and Pharmacology, 7(2), pp.125-129.