ĐẶC ĐIỂM MÔ MỀM VÙNG HÀM MẶT Ở NHÓM NGƯỜI VIỆT 18-25 TUỔI QUA PHIM ĐO SỌ NGHIÊNG NĂM 2021-2022

Nguyễn Thị Kim Trang1,, Lê Nguyên Lâm1, Huỳnh Văn Dương2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Hiểu rõ đặc điểm cũng như sự khác biệt của mô mềm ở các giai đoạn phát triển và ở các chủng tộc khác nhau sẽ giúp các nhà lâm sàng can thiệp điều trị thích hợp vào những thời điểm cụ thể, đem lại hiệu quả tối ưu cho bệnh nhân cũng như tiên đoán được sự tăng trưởng có thể xảy ra sau khi đã chấm dứt quá trình điều trị chỉnh hình, nhằm đạt được một kết quả điều trị ổn định về chức năng và hài lòng về thẩm mỹ. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm mô mềm vùng hàm mặt trên nhóm người Việt độ tuổi từ 18-25 tuổi qua vẽ phim sọ nghiêng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sinh viên người Việt từ 18-25 tuổi tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 85 sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Các sinh viên được chụp phim sọ nghiêng theo đúng tiêu chuẩn chọn mẫu. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy đặc điểm mô mềm của nhóm sinh viên người Việt Nam có sự khác biệt so với các chủng tộc khác và tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ nhô môi trên và độ sâu rãnh môi cằm giữa nam và nữ. Độ nhô môi của nam (4,30±0,71) lớn hơn nữ (3,88±0,97) và độ sâu rãnh môi cằm của nam (-4,88±0,93) cũng lớn hơn nữ (-4,24±0,93) với p<0,05. Kết luận: Các đặc điểm mô mềm của nhóm sinh viên người Việt có sự khác biệt so với các chủng tộc khác. Những khác biệt này cần được xem xét khi lập kế hoạch chẩn đoán và điều trị răng hàm mặt cho người Việt ở độ tuổi 18-25.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Tuấn Anh (2017), “Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái chỉ số đầu mặt ở một nhóm người Việt độ tuổi từ 18-25 có khớp cắn bình thường và khuôn mặt hài hòa”, Luận văn tiến sĩ Y học, Đại Học Y Hà Nội,108-109.
2. Nguyễn Thị Thu Phương (2013), “Nhận xét một số đặc điểm hình thái mô mềm khuôn mặt trên phim sọ nghiêng từ xa ở một nhóm sinh viên có khớp cắn Angle loại I”, Tạp chí Y học thực hành, 874 (6), 146-150.
3. Amjad Al Taki, Fatma Oguz, Eyas Abuhijleh (2009) “Facial soft tissue values in Persian adults with normal occlusion and well-balanced faces”, The Angle Orthodontist, 79(3), 491-494
4. Bill Haralabakis, Voula Spirou, George Kolokithas (1983) “Dentofacial cephalometric analysis in adult Greeks with normal occlusion”, The European Journal of Orthodontics, 5(3), 241-243.
5. Ernest L Johnson (1950) “The Frankfort-mandibular plane angle and the facial pattern”, American journal of orthodontics, 36(7), 516-533.
6. Hyeon-Shik Hwang, Wang-Sik Kim, James A McNamara Jr (2002) “Ethnic differences in the soft tissue profile of Korean and European-American adults with normal occlusions and wellbalanced faces”, The Angle Orthodontist, 72(1), 72-80
7. Jagan Nath Sharma (2011) “Steiner’s cephalometric norms for the Nepalese population”, Journal of orthodontics, 38(1), 21-31.
8. Kathiravan Purmal, Mohammad Khursheed Alam, NM Zam Zam (2013) “Cephalometric norms of Malaysian adult Chinese”, Int Med J, 20 (1), 87-91.
9. Reed A Holdaway (1983) “A soft-tissue cephalometric analysis and its use in orthodontic treatment planning. Part I”, American journal of orthodontics, 84 (1), 1-28.
10. Y. H. Kim, S. J. Kang, H. Sun (2016) “Cephalometric Angular Measurements of the Mandible Using Three-Dimensional Computed Tomography Scans in Koreans”, Arch Plast Surg, 43 (1), 32-7.