CÁC NGUYÊN NHÂN CHÓNG MẶT CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ S.I.S CẦN THƠ

Diệp Tiến Đạt1,, Phương Hồng Thọ1, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh1
1 Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế S.I.S Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chóng mặt là một trong số những triệu chứng thường gặp. Chóng mặt do nhiều nguyên nhân, thông thường được chia chóng mặt ra kiểu trung ương hay ngoại biên nhưng đôi khi cũng không rõ ràng. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các nguyên nhân gây ra chóng mặt khiến bệnh nhân nhập viện điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang, khảo sát trên 833 bệnh nhân chóng mặt nhập viện từ 01/01/2023 đến 30/06/2023 tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ. Kết quả: Nữ giới nhiều hơn nam giới với tỷ số nữ: nam = 2:1. Tuổi trung bình là 62,05 ± 5,03 tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân được chụp MRI sọ não (88,23%). Tỷ lệ cao nhất là chẩn đoán rối loạn chức năng tiền đình (35,77%), kế đến là chóng mặt kịch phát lành tính (26,17%) và nhồi máu não tuần hoàn sau (18,50%). Các chẩn đoán chiếm tỷ lệ rất ít là viêm thần kinh tiền đình (0,24%) và chóng mặt nguồn gốc trung ương (0,36%). Bệnh nhân chóng mặt có tỷ lệ hẹp mạch não là 49,70%. Tổn thương cấu trúc não nhiều nhất là ở vị trí cầu não (17,05%). Mạch máu não hẹp nhiều nhất là động mạch thân nền (20,05%). Rối loạn điện giải chiếm tỷ lệ 27,61%. Kết luận: Nguyên nhân chóng mặt ngoại biên chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân chóng mặt có tổn thương cấu trúc não và hẹp mạch máu não khi được khảo sát hình ảnh học sọ não.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kovacs E., Wang X. and Grill E. Economic burden of vertigo: a systematic review. Health Economics Review. 2019. 9(1), 1-14. doi: 10.1186/s13561-019-0258-2
2. Hackenberg B, O'Brien K, Döge J, et al. Vertigo and its burden of disease -Results from a population-based cohort study. Laryngoscope Investig Otolaryngol. 2023. 8(6), 1624-1630, doi:10.1002/lio2.1169.
3. Lê Văn Minh. Giáo trình thần kinh học. Nhà xuất bản Y học. 2022.
4. Spiegel, R., Kirsch, M., Rosin, C., Rust, H., Baumann, T., et al. Dizziness in the emergency department: an update on diagnosis. Swiss medical weekly. 2017. 147, w14565, doi.org/10.4414/smw.2017.14565.
5. Zwergal A, Dieterich M. Vertigo and dizziness in the emergency room. Curr Opin Neurol. 2020, 33(1):117-125. doi:10.1097/WCO.0000000000000769
6. Kim SK, Kim JH, Jeon SS, Hong SM. Relationship between sleep quality and dizziness. PLoS One. 2018. 13(3), e0192705, doi:10.1371/journal.pone.0192705.
7. Pham Tiến Chương, Cao Phi Phong. Chóng mặt do nguyên nhân tổn thương thần kinh trung ương. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2017. Tập 21, số 2, Trang 134-138.
8. Lý Ngọc Tú, Thạch Thị Ái Phương, Lâm Thị Ngọc Hiền, Cao Huỳnh Thiên Nhi, Trần Chí Lĩnh và cộng sự. Ứng dụng nghiệm pháp Epley trong điều trị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023. số 60, trang 8 -15, doi.org/10.58490/ctump.2023i60.589.
9. Neuhauser HK. The epidemiology of dizziness and vertigo. Handb Clin Neurol. 2016. 137, 6782, doi:10.1016/B978-0-444-63437-5.00005-4.
10. Zhang XL, Zhang MJ, Liu DL, Zhang QF. Etiological characteristics analysis of 3 137 outpatients with vertigo or dizziness in ENT department. Journal of clinical otorhinolaryngology, head, and neck surgery. 2018. 32(10), 758–761, doi.org/10.13201/j.issn.1001-1781.2018.10.008.