ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU SAU SINH BẰNG ĐẶT BÓNG CHÈN LÒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Chảy máu sau sinh là một cấp cứu sản khoa gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ mang thai. Phương pháp đặt bóng chèn lòng tử cung được nghiên cứu sử dụng trong chảy máu sau sinh do đờ tử cung và nhau bám thấp. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị chảy máu sau sinh với phương pháp đặt bóng chèn lòng tử cung bằng sonde Foley. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 sản phụ có chảy máu sau sinh do đờ tử cung tại Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ từ tháng 4/2021 đến tháng 3/2022. Các sản phụ được chỉ định đặt bóng chèn lòng tử cung sau xử trí thuốc co hồi tử cung và xoa đáy tử cung không đáp ứng. Kết quả: Tỷ lệ thành công trong xử trí chảy máu sau sinh của phương pháp bóng chèn Foley lòng tử cung là 93,33%. Lượng dịch bơm vào bóng chèn Foley trung bình: 160,5±38,5mL. Thời gian lưu bóng chèn Foley trung bình: 12,2±4,1 giờ (8-24 giờ). Kết luận: Phương pháp bóng chèn lòng tử cung trong điều trị chảy máu sau sinh do đờ tử cung có tỷ lệ thành công cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chảy máu sau sinh, bóng chèn lòng tử cung, đờ tử cung
Tài liệu tham khảo
2. Hồ Xuân Tam (2014), Nghiên cứu áp dụng bóng chèn lòng tử cung trong dự phòng và điều trị băng huyết sau sinh tại Bệnh viện Sản nhi Phú Yên năm 2013. Tạp chí Phụ Sản, tập 12(01), tr. 50-53.
3. Lê Thị Phương Trang (2019), Hiệu quả của thông Foley bóng đôi cải tiến chèn lòng tử cung trong điều trị băng huyết sau sanh tại Bệnh viện Hùng vương, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
4. Lê Cao Tuấn (2019), Nghiên cứu hiệu quả đặt bóng chèn lòng tử cung bằng sonde Foley điều trị chảy máu sau sinh, Tạp chí Y học Việt Nam, số 2-2019, tr. 161-165.
5. Nguyễn Thị Minh Tuyết (2008), Hiệu quả của bóng chèn lòng tử cung điều trị băng huyết sau sanh, Luận văn chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
6. American College of Obstetricians and Gynecologists (2017), Postpartum Hemorrhage No.183 October 2017. ACOG Practice Bulletin, 130 (4), pp.e168-186.
7. Beckmann C (2014), Postpartum Hemorrhage, Obstetrics and Gynecology 6 Edition, Wolters Kluwer Health, pp.133-139.
8. Cunningham FG (2022), Cause of Obstetrical Hemorrhage, Williams Obstetrics 26 Edition, McGraw-Hill, pp.732-745.
9. Grange J (2018). Predictors of failed intrauterine balloon tamponade for persistent postpartum hemorrhage after vaginal delivery. PLoS One, 13(10), pp.1-11
10. Suarez S., Conde-Agudelo A., Borovac-Pinheiro and et al. (2020), Uterine balloon tamponade for the treatment of postpartum hemorrhage: a systematic review and meta-analysis. American Journal of Obstetrics and Gynecology, 222, pp.293.e1-52.