SỰ THAY ĐỔI XƯƠNG HÀM SAU ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH CAN THIỆP SAI KHỚP CẮN HẠNG III BẰNG KHÍ CỤ FACEMASK KẾT HỢP VỚI QUAD HELIX Ở TRẺ 7-14 TUỔI

Cao Vũ Trúc Anh1,, Trịnh Minh Trí2, Trần Thị Phương Đan3, Lữ Thị Cẩm Bình1
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Lệch lạc xương hàm loại III thường để lại rất nhiều hậu quả về thẩm mỹ và chức năng nếu không được điều trị đúng. Hầu hết bệnh nhân lệch lạc xương hàm loại III có các vấn đề răng-xương ổ răng và xương hàm. Đối với các bệnh nhân còn trong giai đoạn tăng trưởng, nhiều tác giả đề nghị nên điều trị sớm để có thể thay đổi xương hàm do tăng trưởng nhiều hơn, cải thiện sự chênh lệch xương hàm theo chiều trước sau. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả thay đổi xương hàm sau điều trị chỉnh hình can thiệp sai khớp cắn hạng III bằng khí cụ facemask kết hợp với quad helix ở trẻ 7 – 14 tuổi tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023 – 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá can thiệp trước – sau không nhóm chứng trên 32 bệnh nhân từ 7 đến 14 tuổi đến khám tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh. Các trẻ được đánh giá thời điểm bắt đầu điều trị, thời điểm kết thúc điều trị, sự thay đổi trên xương trước và sau điều trị. Kết quả: Mẫu nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 9,65 ± 1,4 tuổi. Trong đó, nhóm bệnh nhân nữ chiếm đa số với 18 trường hợp (56,2%). Thời gian điều trị trung bình của các bệnh nhân là 10,17 ± 1,94 tháng. Góc SNA tăng 2,57 ± 1,71⁰ , (p < 0.001) và góc N-A-Pog tăng 6,12 ± 3,91⁰ (p < 0.001). Góc SNB giảm: -0,95 ± 1,74⁰ (p=0.001). Kết luận: Khí cụ chỉnh hình can thiệp sớm facemask đã tạo ra những thay đổi tích cực trên xương hàm trên và hàm dưới của bệnh nhân sai khớp cắn hạng III trong độ tuổi từ 7 – 14 tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nanda R., Upadhyay U. Skeletal and dental considerations in orthodontic treatment mechanics: a contemporary view. European Journal of Orthodontics. 2013. 35. 634-643. DOI: 10.1093/ejo/ cjs054.
2. Lutgart De Ridder et aL. Prevalence of Orthodontic Malocclusions in Healthy Children and Adolescents: A Systematic Review. Int. J. Environ. Res. Public Health. 2022. 19. 7446. DOI: 10.3390/ijerph19127446.
3. Zere E., Chaudhari P.K., Sharan J., Dhingra K., Tiwari N. Developing Class III malocclusions: challenges and solutions. Clin Cosmet Investig Dent. 2018. 10. 99-116. DOI: 10.2147/CCIDE. S134303.
4. Cao Minh Nhã Uyên. Đặc điểm khớp cắn của học sinh 12 tuổi và 15 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2020. tập 25 (2). 150-157.
5. Baccetti T. et al. Cephalometric variables predicting the longterm success or failure of combined rapid maxillary expansion and face mask therapy. American J Orthod Dentofacial Orthop. 2004. 126(1). 16-22. DOI: 10.1016/j.ajodo.2003.06.010.
6. Francesca Gazzani at al. Stress on facial skin of class III subjects during maxillary protraction: a finite element analysis. BMC Oral Health. 2019. 19(31), 1-6, DOI: 10.1186/s12903-019-0724-6.
7. DONG, Tham Khac et al. Effects of facemask therapy in the treatment of skeletal class III malocclusion in Vietnamese children. Medical Research Archives. 2022. 10 (11), 2022, https://doi.org/10.18103/mra.v10i11.3287.
8. Saadia M., Valencia R. Dentofacial Orthopedics in the Growing Child: Understanding Craniofacial Growth in the Management of Malocclusions. Wiley. 2022. 578-726, DOI:10.1002/9781119720218.
9. Nguyễn Thị Thu Phương. Nghiên cứu ứng dụng của lực kéo ngoài miệng để điều trị kém phát triển chiều trước sau hàm trên, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt - Đại học Y Hà Nội. 2007.
10. Weitao Liu, Yanheng Zhou, Xuedong Wang, Dawei Liu, and Shaonan Zhouc . Effect of maxillary protraction with alternating rapid palatal expansion and constriction vs expansion alone in maxillary retrusive patients: A single-center, randomized controlled trial. American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics. 2015. 148 (4), 641 – 651, DOI: 10.1016/j.ajodo.2015. 04.038.
11. Turley P.K. Managing the developing Class III malocclusion with palatal expansion and facemask therapy. Am J Orthod Dentofacial Orthop. 2002. 122, 349-352, DOI: 10.1067/mod.2002.127295.
12. Sar C., Sahinoglu Z., Ozcipici AA., Uckand S. Dentofacial effects of skeletal anchored treatment modalities for the correction of maxillary retrognathia. Am J Orthod Dentofacial Orthop. 2014. 145, 41-54, DOI: 10.1016/j.ajodo.2013.09.009.