NGHIÊN CỨU THỰC VẬT HỌC VÀ SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY PHÈN ĐEN (PHYLLANTHUS RETICULATUS)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Phèn đen (Phyllanthus reticulatus) là một loài cây hoang dại mọc ở các hàng rào hoặc những nơi bỏ hoang từ Bắc vào Nam. Trong y học dân gian loài cây này có tác dụng như điều trị lỵ, viêm ruột, ruột kết hạch, tiêu chảy, viêm gan, viêm thận, chữa sốt, u nhọt, ứ huyết do đòn ngã, huyết nhiệt sinh đinh nhọt. Tại Việt Nam, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu về đặc điểm thực vật và sơ bộ thành phần hóa học trong cây. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm thực vật và sơ bộ thành phần hóa học có trong cây thu hái tại quận Ninh kiều, thành phố Cần Thơ, Việt Nam. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Lá, thân, rễ Phèn đen được thu hái tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ vào tháng 03/2024, tiến hành nghiên cứu thực vật học như mô tả đặc điểm thực vật, vi phẫu và soi bột quan sát dưới kính hiển vi quang học. Xác định độ ẩm bột dược liệu và phân tích sơ bộ hóa thực vật trong 03 bộ phận lá, thân, rễ của cây Phèn đen. Kết quả: Đã nghiên cứu được đặc điểm thực vật, vi phẫu, soi bột được 12 cấu tử, độ ẩm của cả 3 bộ phận dao động từ 7,74 – 8,55%, sơ bộ thành phần hóa thực vật xác định được 10 nhóm hợp chất hữu cơ có trong cây, ở lá cây điển hình là nhóm hợp chất flavonoid. Kết luận: Đã mô tả được đặc điểm thực vật, vi phẫu và bột dược liệu, giải trình tự gen xác định cây Phèn đen ở Cần Thơ và sơ bộ thành phần hóa học trong 3 mẫu rễ, thân, lá của cây Phèn đen, làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu chuyên sâu về loài cây này ở Việt Nam.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phèn đen, đặc điểm thực vật học, sơ bộ thành phần hóa học
Tài liệu tham khảo
2. Das BK, Bepary S, Datta BK, Chowdhury AA, Ali MS, Rouf AS. Hepatoprotective activity of Phyllanthus reticulatus. Pak J Pharm Sci. 2008. 21(4), 333-337.
3. Nguyễn Kim Phi Phụng. Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ. Nhà Xuất Bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. 2007. 28 – 54.
4. Jamal, A. K., Yaacob, W. A., et al. A chemical study on Phyllanthus reticulatus. Journal of Physical Science. 2008. 19(2), 45-50.
5. James, J. M., Neethu, P. C., & Antony, T. Morpho-Anatomical, Fluorescent characteristic, Phytochemical and Antibacterial studies of Phyllanthus myrtifolius and Phyllanthus reticulatus of Kerala. Plant Science Today. 2020, 7(2), 219-226. DOI:10.14719/pst.2020.7.2.744.
6. Phạm Hoàng Hộ. Cây cỏ Việt Nam. Nhà xuất bản Trẻ. 2003. Quyển II, 190.
7. Saha, A., Masud, M. A., Bachar, S. C., Kundu, J. K., Datta, B. K., Nahar, L., & Sarker, S. D. The Analgesic and Anti-Inflammatory Activities of the Extracts of Phyllanthus reticulatus. in Mice Model. Pharmaceutical Biology. 2007, 45(5), 355–359.
8. Sharma, S., & Kumar, S. Phyllanthus reticulatus Poir.-an important medicinal plant: A review of its phytochemistry, traditional uses and pharmacological properties. International Journal of Pharmaceutical Sciences and Research. 2013, 4(7), 2528.
9. Saleh-E-In, M. M., Kar, P., Roy, A., and Kowalski, R. Phytochemical account: Phyllanthus reticulatus Poir. J. Phytomol. Pharmacol. 2022. 1(1), 19-29. DOI:10.56717/jpp.2022.v01i01.003.
10. Sanger, S., Nicklen, S., and Coulson, A.R. DNA sequencing with chain-terminating inhibitors. Proc Natl Acad Sci U S A,. 1977, 74 (12): 5463–5467.
11. Trương Thị Đẹp. Thực vật dược, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Hà Nội. 2007.
12. Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà Xuất Bản Y Học. 2012. Tập II.