ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CẮT LỚP CHÙM TIA HÌNH NÓN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN THÁI DƯƠNG HÀM BẰNG MÁNG NHAI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ, NĂM 2021-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Rối loạn thái dương hàm (RLTDH) là bệnh lý khá thường gặp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để đánh giá kết quả điều trị rối loạn thái dương hàm bằng máng nhai như thế nào, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh khớp thái dương hàm trên phim cắt lớp điện toán chùm tia hình nón (CBCT) ở bệnh nhân có rối loạn thái dương hàm và đánh giá kết quả điều trị bằng máng nhai ổn định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có can thiệp lâm sàng, đánh giá hiệu quả trước và sau điều trị không nhóm chứng. Kết quả: Tỷ lệ nữ: nam có rối loạn thái dương hàm xấp xỉ 4:1. Dấu hiệu và triệu chứng chiếm tỷ lệ cao nhất là đau (100%), kế đến là tiếng kêu khớp (82,9%), giảm biên độ há chiếm 48,6%. Lồi cầu xương hàm dưới có vị trí lui sau chiếm 65,7%. Tái khám sau 6 tháng có 34,3% giảm đau tốt; 65,7% giảm đau ở mức trung bình, 100% cải thiện biện độ há miệng ở mức tốt, 96,6% giảm tiếng kêu khớp ở mức trung bình; 3,4% giảm tiếng kêu khớp ở mức tốt. Kết luận: Rối loạn thái dương hàm gặp ở nữ nhiều hơn nam, triệu chứng chính bệnh nhân đến điều trị là đau khớp. Sau 06 tháng điều trị bằng máng nhai, 100% bệnh nhân có đáp ứng với điều trị triệu chứng đau, hạn chế há miệng và tiếng kêu khớp. Lồi cầu xương hàm dưới ở nhóm có vị trí trung tâm tăng 60%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rối loạn thái dương hàm (RLTDH), điều trị, máng nhai
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Văn Lân (2018), Đặc điểm hình thái khớp thái dương hàm không triệu chứng ở người Việt trưởng thành nghiên cứu trên hình ảnh cắt lớp điện toán chùm tia nón, Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
3. Lương Thảo Nguyên, Trần Thị Nguyên Ny và cs (2013), Tình hình điều trị rối loạn thái dương hàm tại khoa Răng Hàm Mặt – Đại học Y Dược TPHCM từ năm 2008 đến 2010, Tạp chí Y học TPHCM, 17, tr. 66-71.
4. Nguyễn Phúc Diên Thảo, HoàngTử Hùng (2006), Rối loạn thái dương hàm, Tạp chí Y học Hồ Chí Minh, 8(4), tr. 23-30.
5. Nguyễn Mạnh Thành (2013), Đánh giá kết quả điều trị rối loạn thái dương hàm bằng máng nhai ổn định, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Dawson P. (2004), The Concept of Complete Dentistry, Mosby Elsevier.
7. Edward F.Wright (2010). Manual of Temporomandibular Disorder, Wiley Blackwell NewYork, pp.67-89.
8. Ikeda K., Kawamura A. (2009), Assessment of optimal condylar position with limited cone-beam computed tomography, American Journal of Orthodonticsand Dentofacial Orthopedics, 135 (4), pp.495-501.
9. Imanimoghaddam M., Madani A. S., Mahdavi P., Bagherpour A., Darijani M., et al. (2016), “Evaluation of condylar positions in patients with temporomandibular disorders: A cone-beam computed tomographic study”, Imaging Science in Dentistry, 46 (2), pp.127-31.
10. James Fricton (2007). Myogenous Temporomandibular Disorders: Diagnostic and Management Considerations.Dent Clin N Am, 51, pp.61-83.
11. Komine, A. Hugger (2004). Efficacy of stabilization splints for the management of patients with masticatory muscle pain, Clin Oral Invest, 8, pp.179-195.
12. Kijima N., Honda K., Kuroki Y., Sakabe J., Ejima K., et al. (2007), Relationship between patient characteristics, mandibular head morphology and thickness of the roof of the glenoid fossa in symptomatic temporomandibular joints, Dentomaxillofacial Radiology, 36 (5), pp.277-281.
13. Melita VP (2010). Temporomandibular Disorders - Problems in Diagnostics. Medical Science, 34, pp.11-32.
14. Scrivani S J., et al. (2008), Temporomandibular disorders. N Engl J Med, 359(25), pp.2693-2702.