HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH NÃO: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH NÃO

Huỳnh Phú Lộc1,, Lê Văn Minh2
1 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Huyết khối tĩnh mạch não là một bệnh lý nghiêm trọng, gây nhiều thách thức trong chẩn đoán, để lại nhiều di chứng nặng nề nhưng là bệnh có thể điều trị được. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên bệnh nhân được chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch não tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 1/2021 đến tháng 6/2022. Kết quả: Các biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là đau đầu (97,6%), yếu liệt chi (59,5%), co giật (45,2%), nôn ói (31%) và rối loạn ý thức (23,8%). Bệnh nhân được xác định bằng hình ảnh cộng hưởng từ (81%), cắt lớp vi tính (11,9%), DSA (7,1%). Tỉ lệ bệnh nhân có tổn thương não (81%), trong đó xuất huyết não (47,6%), nhồi máu não (31%), xuất huyết màng não (19%), nhồi máu kèm xuất huyết (4,8%). Vị trí huyết khối thường gặp nhất là xoang dọc trên (85,7%), xoang ngang (54,8%), xoang sigma (40,5%). Kết luận: Huyết khối tĩnh mạch não có lâm sàng rất đa dạng. Trên hình ảnh não, tổn thương nhu mô não thường gặp là xuất huyết não, huyết khối xoang dọc trên là cao nhất, tiếp theo là xoang ngang, xoang sigma.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Minh (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh não, một số yếu tố nguy cơ và giá trị của D dimer trong chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch não. Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện quân Y, Hà Nội.
2. Vũ Anh Nhị (2014), Huyết khối tĩnh mạch nội sọ, Chẩn đoán và điều trị Tai biến mạch máu não, thành phố Hồ Chí Minh, tr. 113-135.
3. Nguyễn Anh Tài, Võ Hữu Trí (2016), Huyết khối tĩnh mạch não: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tỷ lệ các yếu tố nguy cơ và yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng. Tạp chí Y học thành Phố Hồ Chí Minh, Tập 20(Số 1), tr. 29-33.
4. Nguyễn Anh Tài, Phạm Xuân Lãnh (2013), Tiên lượng huyết khối tĩnh mạch não. Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, Tập 17(Số 1), tr. 108-112.
5. Alet M, Ciardi C, Aleman A, Bardeo L, et al. (2020), Cerebral venous thrombosis in Argentina: Clinical presentation, predisposing factors, outcomes and literature review. Journal of Stroke and Cerebrovascular Diseases, 29(10), pp.105-145.
6. Caso V, Agnelli G. and Paciaroni M. (2008), Handbook on cerebral venous thrombosis. Frontiers of neurology and neuroscience, Basel; New York, Karger, vi, 184 p.
7. Sassi S B, Touati N, Hentati F, et al. (2017), Cerebral Venous Thrombosis: A Tunisian Monocenter Study on 160 Patients. Clinical and Applied Thrombosis Hemostasis, 23(8), pp.1005-1009.
8. Tai M L S, Tan C T, Tan K S, et al. (2020), Cerebral venous thrombosis in multi-ethnic patients from Malaysia. Neurology Asia, 25(2), pp.127-138.
9. Wasay M, Kaul S, Menon B, et al. (2019), Asian Study of Cerebral Venous Thrombosis. Journal of Stroke and Cerebrovascular Diseases, 28(10), pp.104-247.
10. Zuuurbier S M, Hiltunen S, Lindgren E, et al. (2018), Cerebral Venous Thrombosis in Older Patients, Stroke, 69(1), pp.197-200.