ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RÁCH CHÓP XOAY KHỚP VAI BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠI CẦN THƠ

Nguyễn Tâm Từ1,, Nguyễn Thành Tấn2
1 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rách gân chóp xoay là tổn thương thường gặp ở vai, khi rách gây đau, hạn chế vận động vùng vai, khó khăn trong sinh hoạt và lao động, điều trị bảo tồn thường cho kết quả kém, cần phẫu thuật khâu lại gân. Phẫu thuật khâu qua nội soi cũng đã được nghiên cứu với các ưu điểm nổi bật về khả năng đánh giá chính xác thương tổn, mức độ xâm lấn tối thiểu giúp giảm đau sau mổ tạo điều kiện phục hồi chức năng khớp vai tốt hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm tổn thương rách chóp xoay khớp vai và đánh giá kết quả điều trị rách chóp xoay khớp vai bằng phẫu thuật nội soi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu, 60 bệnh nhân rách chóp xoay từ tháng 1/2020 đến tháng 3/2022, tất cả bệnh nhân nghiên cứu được theo dõi trên 6 tháng. Kết quả: Trong nghiên cứu có 39 bệnh nhân là nam, 21 bệnh nhân là nữ, độ tuổi trung bình là 50,45 tuổi. Nguyên nhân rách chủ yếu do thoái hoá có 37 trường hợp, chiếm tỉ lệ 61,7%. Kỹ thuật khâu chóp xoay: 63,3% áp dụng kỹ thuật khâu 2 hàng, 36,7% sử dụng kỹ thuật khâu 1 hàng. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng khớp vai dựa trên thang điểm UCLA ghi nhận tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật: 75% đạt 34-35 điểm (rất tốt); 23,33% đạt 2833 điểm (tốt); 1,67% đạt 21-27 điểm (khá). Kết luận: Phẫu thuật khâu gân chóp xoay qua nội soi cho kết quả rất khả quan, hiện là phương pháp lựa chọn tối ưu điều trị cho tổn thương này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tăng Hà Nam Anh (2009), Điều trị rách một phần và toàn phần chóp xoay qua nội soi: so sánh giữa hai nhóm theo dõi tối thiểu 1 năm. Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 13(số 3), tr.139-144.
2. Tăng Hà Nam Anh (2014), Kết quả điều trị rách chóp xoay qua nội soi. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
3. Trần Trung Dũng (2020), Rách chóp xoay, Phẫu thuật nội soi và thay khớp vai, tr. 126-131.
4. Phan Đình Mừng, Trần Đình Chiến, Phạm Đăng Ninh (2019), Nhận xét đặc điểm tổn thương chóp xoay trên chụp cộng hưởng từ đối chiếu với nội soi khớp vai. Tạp chí Y Dược học Quân Sự, tập 44(số 6), tr. 69-72.
5. Nguyễn Văn Phan (2017), Đánh giá kết quả điều trị rách chóp xoay bằng phẫu thuật nội soi. Luận văn Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
6. Hoàng Minh Thắng (2020), Đánh giá kết quả phẫu thuật khâu gân chóp xoay khớp vai bằng kĩ thuật hai hàng qua nội soi tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Luận văn Chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
7. Burkhart S. S., Lo I. K. Y., Brady P. C. (2006), Understanding and Recognizing Pathology. A Cowboy's Guide to Advanced Shoulder Arthroscopy, pp.53-109.
8. Claudio Chillemi, Alessandro Castagna, Marcello Osimani (2018), Rotator Cuff Tear: Etiopathogenesis and Histopathology. Arthroscopic Transosseous Rotator Cuff Repair, pp.1-9.
9. Jo J.H. et al. (2010), Effect of age on functional and structural outcome after rotator cuff repair. The American Journal of Sports Medicine, 38(4), pp.672-678.
10. Park J. Y. et al. (2008), Comparison of the Clinical Outcomes of Single- and Double-Row Repairs in Rotator Cuff Tears. The American Journal of Sports Medicine, 36(7), pp.1310-1316.
11. Patrick J. Denard MD., and Stephen S. Burkhart MD. (2011), Techniques for Managing Poor Quality Tissue and Bone During Arthroscopic Rotator Cuff Repair. Arthroscopy Association of North America, 27(10), pp.1409-1421.
12. Richard L. Drake, A. Wayne Vogl, Adam W. M. Mitchell (2020), Shoulder, Gray’s Anatomy for Students, 4th Edition, pp.207-215.
13. Yehia H. Bedeir, Andrew E. Jimenez, Brian M. Grawe (2018), Recurrent tears of the rotator cuff: Effect of repair technique and management options. Orthopedic Reviews, 10(7593), pp.70-76.