KẾT QUẢ CAN THIỆP TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ NẶNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ

Trần Thiện Thắng1,2,3,, Trần Thiện Kiều4, Bùi Yến Linh4, Dương Thị Thảo Vy3, Phạm Văn Đông5, Nguyễn Văn Tuấn1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Viện Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Gia
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
4 Phòng Khám Tâm Lý 247
5 Bệnh Viện Nhi Đồng Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển não bộ phức tạp làm cho trẻ khiếm khuyết kỹ năng giao tiếp và các hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại, khi được can thiệp sớm trẻ có thể phát triển, hòa nhập với cộng đồng. Tại bệnh Viện Nhi Đồng Cần Thơ, trẻ rối loạn phổ tự kỷ mức độ nặng được can thiệp 2 buổi mỗi tháng bằng chương trình của bệnh viện và được thực hiện bởi các bác sĩ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả can thiệp cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ được can thiệp tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 32 trẻ từ 24 tháng đến 72 tháng tuổi được chẩn đoán mắc rối loạn phổ tự kỷ nặng bởi bác sĩ tâm thần nhi bẳng tiêu chuẩn DSM-5. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, so sánh kết quả trước và sau can thiệp dựa vào bảng kiểm đánh giá hiệu quả can thiệp ATEC, thang điểm đánh giá mức độ tự kỷ CARS, thang điểm đánh giá hành vi thích ứng VABS-II và ma trận giao tiếp. Kết quả: Sau 6 tháng can thiệp cho thấy trẻ có sự cải thiện rõ rệt về mức độ và khả năng thích ứng phát triển. Điểm trung bình và điểm trung vị trên bảng kiểm ATEC và thang điểm CARS đều giảm, trong khi điểm số của thang điểm VABS-II và ma trận giao tiếp tăng lên đáng kể. Số lượng trẻ giảm mức độ tự kỷ và tăng mức độ giao tiếp so với trước can thiệp có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Chương trình can thiệp cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ là cần thiết và mang lại hiệu quả tích cực cho sự phát triển của trẻ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hodges H., Fealko C. and Soares N. Autism spectrum disorder: definition, epidemiology, causes, and clinical evaluation. Translational Pediatrics. 2020. 9(l1),55-65, https://doi.org/10.21037/tp.2019.09.09.
2. Maenner M.J., Shaw K.A., Bakian A.V., Bilder D.A., Durkin M.S., et al. Prevalence of Autism Spectrum Disorder Among Children Aged 8 Years - Autism and Developmental Disabilities Monitoring Network, 11 Sites, United States, 2020. MMWR Surveill Summ. 2023. 72(2), 1-14. http://dx.doi.org/10.15585/mmwr.ss6904a1.
3. Trần Thiện Thắng, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Văn Thống, Huỳnh Nguyễn Phương Quang, Đoàn Hữu Nhân và cộng sự. Tỷ lệ rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 24 - 72 tháng tuổi bằng tiêu chuẩn DSM-5. Tạp chí Nghiên cứu y học. 2023. 163(2), 108-117, https://doi.org/10.52852/tcncyh.v163i2.1372.
4. World Health Organization. Autism spectrum disorders. 2023. https://www.who.int/newsroom/fact-sheets/detail/autism-spectrum-disorders.
5. Nguyễn Tấn Đức, Lương Ngọc Khuê, Nguyễn Thanh Quang Vũ, Võ Văn Thắng. Rối loạn phổ tự kỷ và một số yếu tố liên quan ở trẻ 24-72 tháng tuổi tại tỉnh Quảng Ngãi. Tạp chí Y Dược học. 2018. 11, 8(6), 218, https://www.doi.org/10.34071/jmp.2018.6.29.
6. Matson, J. L., Konst, M. J. What is the evidence for long-term effects of early autism interventions?. Research in Autism Spectrum Disorders. 2013. 7(3), 475-484, https://doi.org/10.1016/j.rasd.2012.11.005.
7. Loomes R., Hull L. and Mandy W.P.L. What is the male-to-female ratio in autism spectrum disorder? A systematic review and meta-analysis. J Am Acad Child Adolesc Psychiatry. 2017. 56(6),466-74, https://doi.org/10.1016/j.jaac.2017.03.013.
8. Hiller R.M., Young R.L. and Weber N. Sex differences in autism spectrum disorder based on DSM-5 criteria: evidence from clinician and teacher reporting. Journal of abnormal child psychology. 2014. 42:1381-1393, https://doi.org/10.1007/s10802-014-9881-x.
9. Tordjman S., Somogyi E., Coulon N., Kermarrec S., Cohen D., et al. Gene× Environment interactions in autism spectrum disorders: role of epigenetic mechanisms. Frontiers in psychiatry. 2014. 5,53, https://doi.org/10.1038/s41398-020-0699-8.
10. Sandbank, M., Bottema-Beutel, K., LaPoint, S. C., Feldman, J. I., Barrett, D. J., et al. Autism intervention meta-analysis of early childhood studies (Project AIM): updated systematic review and secondary analysis. bmj 383. 2023. doi: https://doi.org/10.1136/bmj-2023-076733.
11. Di Renzo M., Castelbianco F.B., Alberto V., Antonio D.V., Giovanni C., et al. Prognostic factors and predictors of outcome in children with autism spectrum disorder: the role of the paediatrician. Italian Journal of Pediatrics 47. 2021. 47, 1-12, https://doi.org/10.1186/s13052-021-01008-5.
12. Mahapatra S., Khokhlovich E., Martinez S., Kannel B., Edelson S. M., et al. Longitudinal Epidemiological Study of Autism Subgroups Using Autism Treatment Evaluation Checklist (ATEC) Score. J Autism Dev Disord. 2020. 50, 1497–1508, https://doi.org/10.1007/s10803-018-3699-2.
13. McDonald C. A., Thomeer M. L., Lopata C., Fox J. D., Donnelly J. P., et al. VABS-II Ratings and Predictors of Adaptive Behavior in Children with HFASD. J Dev Phys Disabil. 2015. 27, 235–247, https://doi.org/10.1007/s10882-014-9411-3.
14. Perry A., Flanagan H.E., Dunn G.J. and Freeman N.L. Brief Report: The Vineland Adaptive Behavior Scales in Young Children with Autism Spectrum Disorders at Different Cognitive Levels. J Autism Dev Disord. 2009. 39, 1066–1078, https://doi.org/10.1007/s10803-009-0704-9.
15. Gevarter C., Najar A.M., Flake J., Tapia-Alvidrez F. and Lucero A. Naturalistic Communication Training for Early Intervention Providers and Latinx Parents of Children with Signs of Autism. J Dev Phys Disabil. 2022, 34, 147–169, https://doi.org/10.1007/s10882-021-09794-w.