NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ NGÃ NĂM TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2021

Nguyễn Nhật Trường1,, Phạm Thị Tố Liên2
1 Trung tâm Y tế thị xã Ngã Năm
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay, thực trạng kê đơn kháng sinh trong điều trị ngoại trú vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Việc phát hiện các tồn tại này và tìm ra biện pháp khắc phục là cần thiết nhằm đảm bảo sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý và kinh tế. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ kê đơn kháng sinh hợp lý và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến việc kê đơn kháng sinh chưa hợp lý trong điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 450 đơn thuốc bảo hiểm y tế có kê kháng sinh tại các khoa Khám ngoại trú của Trung tâm Y tế thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Nghiên cứu đánh giá sử dụng kháng sinh hợp lý theo phác đồ điều trị của đơn vị năm 2017 và Dược thư quốc gia năm 2018. Kết quả: Tỷ lệ kê đơn kháng sinh hợp lý là 79,1%. Trong đó, tỷ lệ kê đơn về chỉ định, liều dùng, cách dùng, thời gian dùng và phối hợp kháng sinh hợp lý lần lượt là 91,3%, 89,6%, 91,1%, 79,6% và 100%. Bác sĩ dưới 30 tuổi kê đơn kháng sinh chưa hợp lý cao gấp 2,99 lần bác sĩ trên 50 tuổi, đơn thuốc có 1 kháng sinh kê đơn kháng sinh chưa hợp lý cao gấp 5,66 lần đơn thuốc có 2 kháng sinh (lần lượt với p=0,05 và p=0,008). Kết luận: Tỷ lệ kê đơn kháng sinh hợp lý trong điều trị ngoại trú là 79,1%. Cần tăng cường các chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện nhằm làm giảm tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng trong công tác điều trị và sự hài lòng của bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2018), Dược thư quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện, Quyết định 5631/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội.
3. Bộ Y Tế (2017), Quyết định về việc ban hành bộ mã danh mục dùng chung áp dụng trong khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế, Số 6061/QĐ-BYT ngày 29/12/2017, Hà Nội.
4. Dương Văn Cường (2020), Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc theo các chỉ số của Thông tư số 21/2013/TT-BYT và Thông tư số 23/2011/TT-BYT tại Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng năm 2020, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Phạm Duy Khanh (2015), Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2015, Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội.
6. Hà Thanh Liêm, Phạm Thành Suôl (2020), Tình hình sử dụng kháng sinh hợp lý và một số yếu tố liên quan trong điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2019. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 32, tr.75-82.
7. Đoàn Kim Phượng (2017), Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại trung tâm Y tế Phú Giáo tỉnh Bình Dương năm 2015, Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội.
8. Tiêu Hữu Quốc (2019), Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng năm 2018, Luận văn Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
9. Trung tâm Y tế thị xã Ngã Năm (2017), Phát đồ điều trị Trung tâm Y tế thị xã Ngã Năm năm 2017, Sóc Trăng.
10. Vương Tú Vân (2021), Nghiên cứu tình hình kê đơn thuốc ngoại trú có sử dụng kháng sinh và đánh giá hiệu quả sử dụng kháng sinh hợp lý sau can thiệp bằng truyền thông tại Trung tâm Y tế huyện Mỹ Tú Tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021, Luận văn Chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Cần Thơ.
11. WHO (2018), Report on surveillance of antibiotic consumption: 2016-2018 early implementation, ISBN 978-92-4-151488-0.