NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA VÀ TÁC ĐỘNG ỨC CHẾ α-GLUCOSIDASE IN VITRO CỦA CAO KHÔ QUẢ KHỔ QUA (Momordica charantia L.)

Quách Tấn Đạt1,, Võ Thị Thu Hà1, Đoàn Thị Mỹ Duyên1, Nguyễn Thị Tuyết Ngân1, Nguyễn Thị Thanh Loan1, Nguyễn Ngọc Quỳnh1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ức chế enzyme α-glucosidase làm giảm hấp thu lượng glucose trong máu sau ăn, góp phần vào điều trị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Nhờ có sự hiện diện của các thành phần như: Polyphenol, charantin, peptid, flavonoid... nên Khổ qua có nhiều tiềm năng trong chống các yếu tố stress oxy hóa của cơ thể, hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác dụng chống oxy hóa và ức chế α-glucosidase in vitro của cao khô quả Khổ qua. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Quả Khổ qua được sấy khô, nghiền nhỏ, chiết xuất bằng dung môi nước có hỗ trợ siêu âm điều chế thành cao khô thành phẩm. Đánh giá tác dụng chống oxy hóa trên cao khô Khổ qua bằng mô hình khử gốc tự do DPPH và FRAP. Khảo sát tác động ức chế α-glucosidase của cao chiết bằng phản ứng phân cắt cơ chất pNPG của enzyme α-glucosidase. Kết quả: Cao khô có tác dụng chống oxy hóa trong mô hình DPPH với IC50 là 78,70±1,80µg/mL, IC50 của chất chuẩn trolox là 0,97±0,02µg/mL. Trong mô hình FRAP, IC50 của của cao khô là 341,76±0,88µg/mL, IC50 của trolox là 4,35±0,01µg/mL. Cao chiết Khổ qua có tác động ức chế α-glucosidase với IC50 là 460,20±0,24µg/mL, so sánh IC50 của chất chuẩn acarbose là 9,24±0,14µg/mL. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy cao khô quả Khổ qua có hoạt tính chống oxy hóa và có khả năng ức chế α-glucosidase góp phần ứng dụng cao khô quả Khổ qua. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2020), Quyết định số 5481/QĐ- BYT ngày 30/12/2020: Về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường týp 2”.
2. Nguyễn Thị Xuân Thu, Đặng Đức Long, Thành Thị Thu Thuỷ (2019), Nghiên cứu tác dụng đường huyết một số cao chiết thực vật. Tạp chí sinh học, 41(2), tr.119-128.
3. Amina M. Dirir, Marianne Daou, Ahmed F. Yousef, et al. (2020), A review of alpha-glucosidase inhibitors from plants as potential candidates for the treatment of type-2 diabetes. Phytochemistry Reviews.
4. Anju Singh, Ritushree Kukreti, Luciano Saso, et al. (2022), Review mechanistic insight into oxidative stress-triggered signaling pathways and type 2 diabetes. Molecules, 27, pp.950.
5. Bayer G.D., Luo Y., Whithers S.G. (1995), The structure of human pancreatic alpha-amylase at
1.8 A resolution and comparisons with related enzymes. Protein Science, 4(9), pp.1730-1742.
6. Ee Shian T, Aminah A, Nur Kartinee K, et al. (2015), Antioxidant and hypoglycaemic effects of local bitter gourd fruit (Momordica charantia). International Journal of PharmTech Research, Vol.8, No.1, pp.46-52.
7. Farhan Saeed, Muhammad Afzaal, Bushra Niaz, et al. (2018), Bitter melon (Momordica charantia): a natural healthy vegetable. International Journal of Food Properties, Vol. 21, No. 1, pp.1270-1290.
8. Kang B.H., Racicot K., Pilkenton S.I., et al. (2014), Evaluation of the in vitro anti-hyperglycemic effect of Cinnamomum cassia derived phenolic phytochemicals, via carbohydrate hydrolyzing enzyme inhibition. Plant Foods for Human Nutrition, 66, pp.155-160.
9. ISO 14502-1 (2005), Determination of substances characteristic of green and black tea. Part 1: content of total polyphenols in tea. Colorimetric method using Folin-Ciocalteu reagent.
10. Nikolina Mrduljas, Greta Kresic, Tea Bilušić (2017), Polyphenols: Food Sources and Health Benefits. Functional Food - Improve Health through Adequate Food, pp.23-41.
11. Norma Francenia Santos-Sánchez, Raúl Salas-Coronado, et al. (2018), Antioxidant Compounds and Their Antioxidant Mechanism. Antioxidants.
12. Padma, R., Parvathy N.G., Renjith V. and Kalpana P.R. (2013) Quantitative estimation of tannins, phenols and antioxidant activity of methanolic extract of Imperata cylindrical. International Journal of Research in Pharmaceutical Sciences, 4(1), pp.73-77.
13. Patel D.K., Kumar Raj, Damiki Laloo, et al. (2012), Diabetes mellitus: an overview on its pharmacological aspects and reported medicinal plants having antidiabetic activity. Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine, 2, pp.411-420.
14. Shai L.J., Magano S.R., Lebelo S.L., et al. (2011), Inhibitory effects of five medicinal plants on rat alpha-glucosidase: Comparison with their effects on yeast alpha-glucosidase. Journal of Medicinal Plants Research, 5, pp.2863-2867.
15. Sharma O.P., Bhat T.K. (2009), DPPH antioxidant assay revisited. Food chemistry, 111, pp.1202-1205.